Tọa đàm: “Dệt may Việt Nam – Cần cú hích để bùng nổ"

Mi Vân |

Ngày 29.10.2019 đã diễn ra toạ đàm “Dệt may Việt Nam – Cần cú hích để bùng nổ”, được tường thuật trực tuyến trên Laodong.vn. Tọa đàm do Báo Lao Động chủ trì với sự tham gia của đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam, hiệu trưởng Đại học,  đại diện một doanh nghiệp dệt may.

MC: Vừa rồi chúng ta đã được nghe những ý kiến của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp ... về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may. Những ý kiến tâm huyết của các vị khách mời đều mong muốn ngành Dệt may Việt Nam phát triển với các sản phẩm có chất lượng, chi phí sản xuất thấp, sức cạnh tranh cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc hoàn thiện cơ chế. Buổi tọa đàm “Dệt may Việt Nam – Cần cú hích để bùng nổ” đến đây là kết thúc.

10h7: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, doanh nghiệp kỳ vọng gì về sự phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong tương lai?

- Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group: Doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thời trang quốc tế. Hiện thời trang quốc tế nói đến Việt Nam chỉ nghĩ đến sản phẩm chất lượng thấp, ngành dệt may Việt Nam là những công xưởng nhỏ sau một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Campuchia, Banglades…

Trong tương lai, hy vọng thời trang Việt Nam được ghi danh vào bản đồ thế giới. Chúng ta xuất khẩu được nhiều mẫu mã mang thương hiệu Việt Nam. Trên thực tế, hiện đã có một số thương hiệu quốc tế do người Việt Nam thực hiện.

Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group. Ảnh: Sơn Tùng

Hy vọng, chúng ta dần dần có thương hiệu cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu cao cấp trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta có thể sử dụng chất xám, nguyên liệu từ EU nhưng gói gọn trong sản phẩm, thương hiệu Việt Nam.

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Với những cơ hội đang có như việc Việt Nam đã ký CPTPP, EVFTA.., thị trường mở ra rất lớn. Nhưng các hiệp định thương mại yêu cầu rất cao, nên cần làm thế nào để đáp ứng yêu cầu xuất xứ, tận dụng cơ hội mà hiệp định thương mại đem lại. Có quyền kỳ vọng vào các thương hiệu lớn chúng ta có trong tương lai, nhưng đó là con đường rất dài.

Trong vào 10 -15 năm tới vẫn có cơ hội phát triển nhanh. Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá có nhiều ý nghĩa như dệt may Việt Nam có xuất siêu 14,5 tỉ USD, giá trị tăng thêm nội địa là trên 17 tỉ USD. Đây là con số ấn tượng. Những con số cụ thể cần tăng lên để Việt Nam đi vào những phân khúc đẳng cấp hơn...

- TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Chúng ta đã có sức bật mạnh mẽ trong xuất khẩu dệt may giai đoạn 2011-2019: Kim ngạch xuất khẩu dệt may từ 11 tỉ USD lên 36 tỉ USD. Năm 2018 xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc, Banglades.

Từ thực tế trên, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng từ nay đến 2030, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 80 tỉ USD. Chúng ta khai thác được nguồn nhân lực nội địa, thương hiệu thời trang có mặt trên thị trường quốc tế.

10h01: Các giải pháp cụ thể để phát triển ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ cho dệt may ở Việt Nam là gì, thưa ông?

- TS. Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, cần đứng từ phía doanh nghiệp và Chính phủ, địa phương mới thúc đẩy được. Các doanh nghiệp nỗ lực sử dụng sản phẩm của nhau, hình thành chuỗi liên lết sợi – dệt- nhuộm – may, tự tìm đến nhau thông qua các hội chợ hoặc tập đoàn lớn đứng ra định hướng sản xuất sản phẩm nào phục vụ cho dệt may.

TS. Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: Sơn Tùng
TS. Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: Sơn Tùng

Thứ hai, về phía doanh nghiệp cần tìm hiểu chuỗi toàn cầu, Nếu nói trong thời gian ngắn mà có sản phẩm bán cạnh tranh thì cũng khó, ví dụ như Nhật Bản đã mất hàng chục năm. Doanh nghiệp hỗ trợ và ngành may cần từng bước đi lên theo chuỗi giá trị, cung ứng, thiết kế đi vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thương hiệu lớn, chưa sản xuất được mặt hàng mà chuỗi giá trị toàn cầu chấp nhận.

Thứ ba, công nghiệp hỗ trợ cần đầu tư công nghệ mới, đây là cách đi tắt đón đầu để tốc độ nhanh hơn. Về phía Chính phủ,  cần có chính sách khuyến khích, thúc đẩy về lãi suất, thuế, sử dụng đất, hướng dẫn địa phương như khối sợi - dệt - nhuộm đầu tư khu công nghiệp lớn. Đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng con người, nghiên cứu phát triển trong sợi - dệt - nhuộm.

Cần có nguồn nhân lực kỹ sư sợi dệt nhuộm tương xứng giai đoạn 4.0, nhà thiết kế thời trang... Chính phủ cần có chính sách cùng các trường đào tạo như trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Cần có các chính sách nghiên cứu giúp dệt may Việt Nam thời trang hoá nhanh hơn, đi vào các phân khúc tốt, tạo tính năng đặc biệt như sản phẩm chịu nhiệt, chống khuẩn, chống mùi... Nó là đầu kéo để kéo công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đi lên.

10h: Hiện tại, dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khá cao nhưng chủ yếu gia công và 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU đều thực hiện qua khâu trung gian như Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan... Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể tiếp cận bán hàng trực tiếp, giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty trung gian?

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Trước hết tôi cho rằng, các doanh nghiệp nên có sự liên kết với nhau. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã làm nhiều việc tạo ra liên kết với các doanh nghiệp như hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp từ khâu sợi, dệt, nhuộm, may… Các doanh nghiệp cần tham gia tích cực, thâm nhập vào các thị trường đang có, thị trường tiềm năng.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng

Hàng năm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Thông qua đó, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với thị truờng quốc tế. Thông qua đó, nhiều doanh nghiệp đã gặt hái được thành công. Nhiều doanh nghiệp giữ được mối quan hệ với các khách hàng lâu năm…

9h53: Ông có đề xuất gì với các nhà quản lý vĩ mô nhằm giúp ích cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do?

- Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group: Các doanh nghiệp Việt Nam cần tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, thay vì để các doanh nghiệp chỉ định các nhà cung cấp nguyên phụ liệu quốc tế thì cần tích cực để các doanh nghiệp chỉ định nhà cung cấp nguyên phụ liệu từ Việt Nam.

Là Giám đốc thương hiệu Tập đoàn Giovanni Group, tuần nào tôi cũng nhận được khoảng 10 email từ các nhà cung ứng nguyên phụ liệu từ Pháp, Ý..., nhưng không nhận được email chào hàng nào từ Việt Nam. Bản thân chúng tôi cũng muốn nhận được email từ doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu từ Việt Nam để có lợi thế cạnh tranh hơn về giá.

Nhà nước nên có những hiệp hội, hoặc có hội chợ về nguyên phụ liệu dệt may để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt hơn Hiệp định FTA, để doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được nguyên phụ liệu, họ sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp tìm đến họ dễ dàng.

Tổ chức hội, hiệp hội nhà cung ứng, trung tâm, triển lãm hội chợ là điều mà phía DN chúng tôi mong muốn phía cơ quan nhà nước giúp đỡ. Tôi tin rằng chúng ta nên thành lập hiệp hội lớn của cả ngành dệt may, thông tin minh bạch thông suốt, tập hợp nhà cung cấp nguyên phụ liệu phân khúc khác nhau hoặc tập hợp DN cần nhập nguyên phụ liệu phân khúc khác nhau. Ví dụ Tập đoàn Giovanni Group chuyên sản xuất sản phẩm phân khúc cao cấp, khi đã có hệ thống thông tin, internet kết nối vạn vật, luồng thông tin minh bạch hơn thì đó là cơ sở để tập hợp các nhà cung ứng, tự tìm đến nhau bằng các phương thức hiện đại.

9h50: Hiện vải nguyên liệu trong nước sản xuất chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, khả năng thiết kết thời trang công nghiệp chưa được chú ý. Vậy theo ông, các doanh nghiệp nhỏ nên liên kết ra sao để đem lại hiệu quả tốt hơn?

- TS. Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn nhỏ nên sức cạnh tranh vừa phải. Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhìn thấy sức cạnh tranh của mình ở mức nào? Nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển, có sức cạnh tranh lớn thì cần liên kết các doanh nghiệp với nhau.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể hình thành chuỗi liên kết với doanh nghiệp lớn đã có chuỗi cung ứng phát triển. Doanh nghiệp nhỏ phấn đấu thành chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp lớn.

Để phát triển chung cho công nghiệp dệt may, cần có tác động để cơ quan nhà nước có nhìn nhận đúng về ngành Dệt may Việt Nam. Nhiều cơ quan nhà nước mới nhìn doanh nghiệp dệt may nộp thuế được bao nhiêu, mà chưa nhìn ngành dệt may Việt Nam đóng góp được gì.

Các khách mời nêu ý kiến tại buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng
Các khách mời nêu ý kiến tại buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng

9h43: Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính. Nhưng ở Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ cho dệt may rất yếu, 70-80% nguyên phụ liệu đều nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy chính sách của nhà nước sẽ ra sao để hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tận dụng cơ hội thị trường?

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đi sau vì trước đây doanh nghiệp dệt may chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Những năm 90, mức xuất khẩu gần như không có gì, ngày nay xuất khẩu lượng rất lớn. Hiện nay, khi mở cửa hội nhập thì khâu may được khai thác triệt để để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đầu tư công nghiệp hỗ trợ là khâu rất khó, khó cả công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực. Chúng ta tập trung nâng cao việc sản xuất vải phục vụ may nhưng chưa được như mong muốn.

Trong thời gian tới, cần tập trung chiến lược phù hợp tình hình hiện tại và tương lai. Chính phủ cần có chỉ đạo với các địa phương để sử dụng một số khu công nghiệp lớn để dành dệt nhuộm, có trung tâm xử lý nước thải, quan trắc. Các doanh nghiệp may phối hợp để đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.

Hiện nay, có ý kiến cho rằng cần có làn sóng đầu tư lớn vào Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của FTA để hưởng lợi ích thuế quan. Nhưng trong vấn đề này, cần lưu ý phải đưa công nghệ tiên tiến vào chứ không đưa công nghệ lạc hậu. Thêm vào đó, cần phối hợp các nhãn hàng để họ chỉ định mua nguyên phụ liệu trong nước. Một số nhãn hàng nước ngoài chỉ định mua theo chuỗi của họ.

Các địa phương cần thấy việc đầu tư vào dệt nhuộm để tận dụng cơ hội. Nếu các địa phương quay lưng không cấp phép vào dự án dệt nhuộm thì cũng khó. Nếu kiểm soát tốt sẽ đảm bảo được về nước thải. Có những dự án dệt nhuộm gây ô nhiễm nhưng sau khi xử lý vi phạm thì đã cải thiện được.

Cần có sự hỗ trợ nhà nước về thuế, thuế VAT khi DN sử dụng vải trong nước may xuất khẩu nộp 10% trước rồi mới được hoàn lại. Đây là quá trình gây tốn kém, phiền hà. Một số DN muốn mở rộng, nhập máy móc thiết bị về, nếu dự án bình thường được hoàn thuế, còn dự án đầu tư mở rộng thì chưa được hoàn thuế ngay mà phải chờ phát sinh thuế VAT mới được hoàn. Nếu DN may xuất khẩu thì thuế bằng 0, lấy đâu thuế VAT để trừ? Điểm nghẽn là khâu dệt nhuộm, cần sự chung tay của chính phủ, địa phương.

9h36: Cuộc chiến thương mại căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới cung cầu trên phạm vi cùng thế giới. Những nước liên quan nhiều đến căng thẳng như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản... lại là những thị trường chủ đạo của Việt Nam. Khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt lao đao vì lo lắng sức mua sẽ giảm đi. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Hiện nay, có nhiều xung đột thương mại diễn ra giữa các nước, đặc biệt Mỹ - Trung, Mỹ- EU; Nhật Bản – Hàn Quốc, sẽ ảnh hưởng thương mại toàn cầu nói chung và trong đó có dệt may. Nó tác động nhu cầu của các thị trường lớn. Khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, hàng có khả năng đắt lên thì người dân Mỹ sẽ điều chỉnh sức mua. Nhưng ngành dệt may Việt Nam từ giữa năm 2018 đến nay xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật, Hàn vẫn có mức tăng khá.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng

Sự tác động nhiều hơn là tác động về giá vì khi xung đột thương mại diễn ra, các nước đều có chính sách đối phó. Ví dụ Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ tác động nhiều đến xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lượng sợi lớn, mà đồng nội tệ Trung Quốc yếu thì chúng ta bị thua thiệt. Vừa rồi nhiều doanh nghiệp sợi khi xuất khẩu gặp khó khăn về nhu cầu và về giá.

Nhìn chung toàn ngành, từ đầu năm 2019 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sợi phát triển âm, một số doanh nghiệp sợi thua lỗ. Nhập khẩu vải nhiều từ Trung Quốc thì đối với hàng nhập khẩu lại có lợi thế. Việc tác động rất đa chiều. Doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, theo dõi sát cuộc xung đột thương mại để có ứng phó kịp thời. Chính sách khó lường, thay đổi liên tục, vì vậy cần theo dõi sát để có yếu tố kịp thời.

- Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group: Chúng tôi nhập nguyên phụ liệu như vải, phụ kiện… từ nước ngoài, đặc biệt là Ý. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc có cuộc cạnh tranh lớn trên thị trường nên gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.

Đồng euro yếu đi không có nghĩa đồng đôla mạnh lên, trong khi doanh nghiệp chúng tôi nhập khẩu từ EU nên được hưởng nhiều lợi thế. Khi có chiến tranh tiền tệ, các doanh nghiệp cần có dự trữ ngoại tệ, chủ động đồng tiền ta sử dụng.

9h30: Để có thể cạnh tranh, yếu tố giá cả hàng hóa của Việt Nam phải thấp hơn các nước khác. Đặc biệt, để có thể hưởng thuế từ EU theo hiệp định EVFTA, Việt Nam phải chủ động được nguồn nguyên vật liệu thay vì nhập khẩu 45% từ Trung Quốc như hiện nay. Vậy làm thế nào để hàng hoá của Việt Nam cạnh tranh hơn nữa trên thị trường quốc tế?

- Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group: Nói về khía cạnh doanh nghiệp, để tạo lợi thế cạnh tranh thì có 2 cách. Một là làm thế nào sản xuất sản phẩm có mức giá thấp hơn mức giá trung bình thị trường thì có biên độ lãi cao. Đây là cách các nước đang phát triển sử dụng. Việt Nam một thời tự hào có nguồn nhân công giá rẻ. Trong thời đại mới, đó không phải là cách lâu dài, cách mà các nước phát triển làm là bán sản phảm mức giá cao hơn trung bình bằng cách tạo sản phẩm có giá trị.

Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group. Ảnh: Sơn Tùng

Cách làm giá rẻ xưa cũ rồi, chúng ta cần định vị lại xuất xứ Made in Vietnam. Nên vươn tới tạo sản phẩm giá trị cao và bán phân khúc cạnh tranh với phân khúc cao cấp. Đây là cách mà Tập đoàn Giovanni Group chúng tôi đang thực hiện, đưa vào nguyên phụ liệu cao cấp, sản xuất bởi những thủ công cao cấp. Đây mới là hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Chúng ta có 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta phải phụ thuộc vào thực tế doanh nghiệp để phát triển.

- TS. Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Dệt may Việt Nam muốn phát triển nên có chính sách, chiến lược 2 giai đoạn.

- Ngắn hạn: Doanh nghiệp phát triển những gì đang có và giải quyết những khó khăn đang tồn tại.

-  Dài hạn: Cần có chiến lược mạnh mẽ nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta mới mở rộng thị phần ở những nước khó tính.

Chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển chung cho công nghiệp dệt may Việt Nam. Chúng ta đã có 2 chiến lược phát triển công nghiệp Dệt may Việt Nam. Muốn phát triển, chúng ta cần có chiến lược cụ thể từ nay đến 2030.

Với tốc độ phát triển của ngành dệt may thời gian qua, chúng ta hy vọng đến năm 2030, xuất khẩu 75-80 tỉ USD công nghiệp dệt may.

9h27: Hiện hàng dệt may của Việt Nam hơn 40% xuất khẩu sang Mỹ, 20% sang EU còn lại là các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vậy làm thế nào để Dệt may Việt Nam mở rộng thị phần xuất khẩu?

- TS. Hoàng Xuân Hiệp- Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Thị trường ngành Dệt may Việt Nam hiện nay có một số thị trường lớn là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Để ngành dệt may vào được thị trường lớn, chúng ta cần đẩy mạnh mũi nhọn đang có thể mạnh. Đó là năng suất, chất lượng; dần từng bước chuyển từ sản xuất gia công sang sản xuất từ thiết kế, thị trường; đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp Việt Nam tiếp cận thị trường với chi phí rẻ.

9h24: Thực tế, nếu các DN dệt may không tìm cách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thì cũng không thể được thụ hưởng các ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương mang lại. Ông có quan điểm thế nào về vấn đề này?

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Theo tôi, đây là vấn đề hết sức cần thiết, chúng ta vừa ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do như CPTPP, trong đó có quy định rất cụ thể về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, từ vải trở đi. Trong khi đó, nguồn cung của Việt Nam gặp khó khăn.

Trước mắt chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu xuất xứ hoặc chỉ đáp ứng một phần nhưng đây là cơ hội để cân lại từ khâu đầu đến cuối. Các nhà đàm phán nhận ra vấn đề này nên khi đưa vào đàm phán thì đưa vào ngoại lệ. Ví dụ CPTPP có nguồn cung thiếu hụt 187 mặt hàng có thể dùng nguyên liệu ngoài Việt Nam và ngoài CPTPP mà vẫn được chứng nhận xuất xứ.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng

Theo quy định, có mặt hàng chúng ta chỉ cần công đoạn cắt may thôi như vali, túi xách, áo ngực phụ nữ... Đối với EVFTA, ngoại lệ là chúng ta có thể dùng vải của Hàn Quốc, lượng vải nhập là 2,16 tỉ USD. Đây là bước đệm để Việt Nam từng bước tập trung giải quyết nguồn cung nguyên liệu hiện đang khó khăn. Các DN trước mắt cần nghiên cứu kỹ mặt hàng nằm trong nguồn cung trong danh mục; sau đó xem làm thế nào đáp ứng việc tự sản xuất. Hiện chúng ta có nhiều khó khăn từ DN, địa phương, Chính phủ. Cần tập trung tháo gỡ thì mới có thể giải quyết.

9h20: Có ý kiến phản biện cho rằng Việt Nam không có lợi thế trong việc sản xuất bông, sợi, nhuộm thì việc lựa chọn cách nhập khẩu vải để sản xuất hàng may mặc vẫn là tối ưu. Thậm chí, không cần thiết phải tốn kém đầu tư cho các công nghệ đã lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao chỉ để thỏa mãn mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa. Ông nghĩ như thế nào về điều này?

- TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội:  Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hoá, mua gì ở đâu mang lại lợi ích nhiều nhất cho doanh nghiệp thì làm. Đầu tiên, cần xác định chiến lược và nhu cầu, ví dụ ngành may sản xuất nhiều sản phẩm trung cấp- cao cấp như váy, veston thời trang thì cần nguyên liệu cao cấp. Khối sợi dệt nhuộm nên hướng vào loại vải ngành may cần chứ không dàn trải nguồn lực sang các ngành. Để tận dụng sức mạnh FTA, phát triển công nghiệp hỗ trợ là cần thiết nhưng cần có chọn lọc trong bối cảnh chung trong cả khối Dệt may Việt Nam.

9h15: Một trong những nguyên nhân khiến Dệt may Việt Nam chưa phát triển được như kỳ vọng là do công nghiệp hỗ trợ cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may vừa thiếu và yếu. Có những nguyên phụ liệu đơn giản như kim, chỉ, dây néo, móc áo, bao bì, nhãn mác... hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài.Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này thưa ông?

- TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội: Đây là bài toán lớn với công nghiệp dệt may hiện nay. Chúng ta phải giải quyết từ góc độ doanh nghiệp và Chính phủ. Chúng ta cần xem nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ lại yếu?

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều:

Trước hết, ngành Dệt may Việt Nam đi sau, phụ thuộc vào chuỗi cung cứng toàn cầu; nhà mua hàng chưa chỉ định nhà sản xuất của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi đầu tư vào sợi dệt nhuộm vốn đầu tư còn khó khăn, 95% doanh nghiệp vừa nhỏ, 84% doanh nghiệp dệt may có dưới 200 lao động. Vốn đầu tư công nghiệp hỗ trợ dệt may còn yếu.

Mối liên kết doanh nghiệp sợi nhuộm may chưa chặt chẽ. May chưa tiêu thụ vải sản xuất, vải chưa tiêu thụ sợi Việt Nam sản xuất.

Trong những năm qua, nhiều tỉnh e ngại sợi, dệt, nhuộm may gây ô nhiễm môi trường.

TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: Sơn Tùng
TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: Sơn Tùng

Phát triển công nghiệp dệp may cần có giải pháp:

- Xác định cung cầu đầu ra của sản phẩm sản xuất

- Giải quyết cụm công nghiệp dệt may về vốn, công nghệ, môi trường,

- Hình thành chuỗi liên kết sợi, dệt, nhuộm, may mới thúc đẩy công nghiệp dệt may phát triển.

9h05: Cho đến nay, mặc dù là một trong những ngành hàng xuất khẩu mang lại giá trị kim ngạch cao nhưng các DN dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu hoặc chỉ sản xuất hàng gia công cho các DN nước ngoài; hoặc sản xuất làm hàng theo dạng mua nguyên liệu - bán thành phẩm. Vậy khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang phải đối mặt là gì, thưa ông?

- Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Ngành Dệt may Việt Nam có những bước tiến rất nhanh. Năm 2018, ngành Dệt may đạt trên 36 tỉ USD nhưng hiện gặp khó khăn lớn. Nguồn cung nguyên phụ liệu phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Năm 2018 nhập tổng cộng 3 tỉ bông, 2 tỉ sợi, 2,6 tỉ phụ liệu... Trong tổng số 36,2 tỉ USD xuất khẩu thì có xuất khẩu nguyên phụ liệu, vải xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD, phụ liệu 1,2 tỉ USD. Số liệu cho thấy khâu sản xuất vải rất hiếm, chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu sử dụng vải. Làm thế nào giải quyết khâu yếu và điểm nghẽn này và tập trung sản xuất vải cung cấp cho xuất khẩu, đó là điều trăn trở nhất.

9h: Bắt đầu buổi tọa đàm. Tham dự tọa đàm có ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội; ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group.

Phó Tổng biên tập Báo Lao Động Phan Thu Thủy tặng hoa các khách mời tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng
Phó Tổng biên tập Báo Lao Động Phan Thu Thủy tặng hoa các khách mời tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Sơn Tùng

Hiện nay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ hội rất lớn cho ngành dệt may của Việt Nam.

Tuy nhiên năm 2018, giá trị xuất khẩu dệt may sang EU chỉ đạt 4 tỉ USD, con số còn khiêm tốn trong tổng giá trị xuất khẩu 36 tỉ USD của toàn ngành.

Để đón được những cơ hội mà EVFTA mang lại, ngành dệt may cần cú hích tích cực từ nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ dệt, nhuộm.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn đơn giản như gia công. Do đó, các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của EVFTA và CPTPP cũng là thách thức rất lớn với các doanh nghiệp ngành dệt may.

Nguồn cung nguyên liệu ngành dệt may chính là nút thắt lớn trong việc hưởng cơ hội mà các hiệp định mang lại. Theo đó, gần 90% nguyên phụ liệu đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của Hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu với mức thuế như cũ sẽ không được hưởng ưu đãi.

Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Dệt may Việt Nam – Cần cú hích để bùng nổ”, nhằm tìm kiếm các giải pháp để dệt may Việt Nam phát triển bền vững trong dài hạn, nắm bắt được cơ hội do những hiệp định thương mại đem lại".

Mi Vân
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Cần những cú hích mạnh mẽ

Thuỳ Hương |

Dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng nếu chỉ dừng ở những chính sách này, mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu được đặt ra trong Quyết định 1168/QĐ-TTg sẽ không thể thực hiện được.

Năm giải pháp giúp công nghiệp hỗ trợ cất cánh

Mi Vân |

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay còn nhiều hạn chế: số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí

Mi Vân |

Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của nước ta là phải có công nghiệp cơ khí hiện đại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng hiện tại ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần những cú hích mạnh mẽ

Thuỳ Hương |

Dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng nếu chỉ dừng ở những chính sách này, mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu được đặt ra trong Quyết định 1168/QĐ-TTg sẽ không thể thực hiện được.

Năm giải pháp giúp công nghiệp hỗ trợ cất cánh

Mi Vân |

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay còn nhiều hạn chế: số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí

Mi Vân |

Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của nước ta là phải có công nghiệp cơ khí hiện đại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng hiện tại ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế.