Tìm lời giải tăng trưởng năng suất lao động

Vũ Long |

Năng suất lao động của Việt Nam phát triển qua ba giai đoạn: Tăng trưởng nhanh (1991-1995), chững lại (1996-2012) và phục hồi (từ 2013 - đến nay).

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2025 là 6,5%/năm.

Ông Nguyễn Đức Thành - Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS), cho rằng: Trong giai đoạn thứ hai và ba (từ năm 1996 đến nay), tình hình bắt đầu cải thiện và tăng trưởng năng suất lao động dần bắt kịp tốc độ của giai đoạn đầu tiên ở giai đoạn 1991-1995 (tính từ trước đại dịch COVID-19).

Tăng trưởng năng suất lao động cao nhất trong khu vực công nghiệp và xây dựng (khu vực hai), theo sau đó là khu vực dịch vụ (khu vực ba). Trong khi đó, khu vực nông, lâm và thủy sản (khu vực một) có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cũng như mức năng suất lao động thấp nhất.

Tuy vậy, tăng trưởng năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành xây dựng (những ngành đóng góp gần 42% vào GDP) lại không ấn tượng theo các tiêu chuẩn toàn cầu, thậm chí tăng trưởng bắt đầu suy giảm.

Theo VCCI, để tăng trưởng năng suất lao động, Việt Nam có thể học tập khía cạnh kỹ thuật của năng suất từ người nước ngoài nhưng phải tự tạo ra cơ chế hành chính và thể chế để phổ biến các thực hành tốt, phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội trong nước. Sao chép công cụ nước ngoài chỉ đưa Việt Nam đạt đến một điểm nhất định, ngoài ra cần có một hệ thống nội địa đúng nghĩa để thiết kế và thực thi chính sách theo cách phù hợp nhất với Việt Nam.

Như vậy, phong trào năng suất Việt Nam phải là “Made in Việt Nam”, được thực hiện với quyết tâm chính trị thực sự và sự đồng thuận chân thành của toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Để thảo luận và đề xuất các giải pháp cải thiện năng suất lao động ở Việt Nam dựa trên những kết quả nghiên cứu của Báo cáo Năng suất Việt Nam 2020 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN) và Viện Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS) xây dựng, sáng 28.4.2021, VCCI phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo Năng suất lao động ở Việt Nam - Nguồn gốc và thách thức cho tăng trưởng.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Phát huy năng lực của công nhân để nâng cao năng suất lao động

Nam Dương |

Ngày 25.4, LĐLĐ Quận Tân Bình, TPHCM đã tổ chức lễ khai mạc “Tháng công nhân” lần thứ 13 và phát động “Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động” năm 2021.

Năng suất lao động cao nhưng phải an toàn hơn

Bảo Hân |

“Mục tiêu của chúng ta là đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao lợi nhuận, doanh thu, nhưng đồng thời phải an toàn hơn cho người lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) diễn ra sáng 12.1.

Gỡ nút thắt kìm hãm năng suất lao động

Phong Nguyễn |

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra mục tiêu tăng năng suất lao động (NSLĐ) trong giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 là 70%. Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu này, đổi mới khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Cuộc đấu giá mua lại Man United: Thời hạn chót đã cận kề

VIỆT HÙNG |

Dự kiến trong sáng 23.3 (giờ Việt Nam), thương vụ nhượng lại Man United của gia đình Glazer sẽ có kết quả chính thức với mức giá có thể gây sốc, khác với dự đoán.

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Phát huy năng lực của công nhân để nâng cao năng suất lao động

Nam Dương |

Ngày 25.4, LĐLĐ Quận Tân Bình, TPHCM đã tổ chức lễ khai mạc “Tháng công nhân” lần thứ 13 và phát động “Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động” năm 2021.

Năng suất lao động cao nhưng phải an toàn hơn

Bảo Hân |

“Mục tiêu của chúng ta là đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao lợi nhuận, doanh thu, nhưng đồng thời phải an toàn hơn cho người lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) diễn ra sáng 12.1.

Gỡ nút thắt kìm hãm năng suất lao động

Phong Nguyễn |

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra mục tiêu tăng năng suất lao động (NSLĐ) trong giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 là 70%. Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu này, đổi mới khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.