Tìm giải pháp tối ưu đưa nền kinh tế thoát khỏi "bóng ma" lạm phát

Vũ Long |

Cần "hóa giải" 3 nhóm yếu tố chính đang thách thức mục tiêu kìm giữ lạm phát, gồm: Đứt gãy chuỗi cung ứng; giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao; tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Hàng loạt thách thức đẩy lạm phát tăng cao

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát năm 2022 của Việt Nam tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra; Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023.

Trong khi đó, dựa trên yếu tố giá dầu thô tăng cao, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo nếu giá dầu bình quân năm 2022 ở mức 80 USD/thùng, lạm phát năm 2022 của Việt Nam có thể ở mức 4,5%; còn nếu giá dầu duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng lạm phát có thể tăng lên mức 5,1%.

Chia sẻ với PV Lao Động, TS Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cũng bày tỏ lo ngại, mặc dù lạm phát trong 4 tháng đầu năm được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn.

TS.Nguyễn Bích Lâm. Ảnh: TTXVN
TS.Nguyễn Bích Lâm. Ảnh: TTXVN

Có 3 nhóm chính gây áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Lạm phát chuỗi cung ứng; giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng.

"Lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới. Kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài với tỉ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế; tỉ lệ này chiếm tới 50.98% trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế" - TS Nguyễn Bích Lâm thông tin.

Bên cạnh đó, khủng hoảng Nga-Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga càng làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung của nền kinh tế, làm giá hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao.

Về tác động của giá nguyên liệu, nhiên liệu với lạm phát, TS Nguyễn Bích Lâm phân tích: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình, sử dụng tại hầu hết các ngành, lĩnh vực nên biến động giá xăng dầu sẽ tác động mạnh đến giá sản xuất và giá tiêu dùng. Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%.

Về tác động của giá nguyên liệu, vật liệu, TS Nguyễn Bích Lâm cảnh báo: Khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại".

Quyết liệt các giải pháp để kìm giữ lạm phát theo đúng mục tiêu

Sáng 12.5.2022, tại Diễn dàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”, thẳng thắn chỉ rõ những thách thức, khó khăn, TS Nguyễn Bích Lâm cũng đưa ra một số giải pháp cần quyết liệt thực hiện để đưa nền kinh tế thoát khỏi "bóng ma" lạm phát. Trong đó cần tập trung vào các vấn đề trọng yếu: 

Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Cần đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Có chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân...

Dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 nằm trong khoảng 4%-4,5%.

Với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng 5%-5,5%.

Tuy nhiên, lạm phát cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 4% - đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong kiểm soát lạm phát cả thời kỳ kế hoạch 5 năm.

(TS Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng cục trưởng TCTK)

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thế giới đối phó với lạm phát cao

Hải Anh |

Để đối phó với lạm phát cao, tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm nửa điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong 22 năm. Kể từ khi FED tăng lãi suất vào tháng 3 năm nay, dự kiến ​​có tới 6 lần tăng lãi suất trong cả năm.

IMF cảnh báo bóng ma lạm phát đình trệ ở Châu Á

Thanh Hà |

Ngày 26.4, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra lời cảnh báo khu vực Châu Á có thể phải đối mặt với viễn cảnh "lạm phát đình trệ" - tức tình trạng giá cả leo thang trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Giá cả leo thang, nhiều quốc gia ngày một "ngấm đòn" lạm phát

Đức Mạnh |

"Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực của một kỷ nguyên lạm phát mới. Lãi vay cao hơn có thể kéo dài trong vài năm để hạn chế nguy cơ giá cả leo thang gây thiệt hại lâu dài cho các nền kinh tế", ông Agustoin Carstens - người đứng đầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nhận định.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thế giới đối phó với lạm phát cao

Hải Anh |

Để đối phó với lạm phát cao, tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm nửa điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong 22 năm. Kể từ khi FED tăng lãi suất vào tháng 3 năm nay, dự kiến ​​có tới 6 lần tăng lãi suất trong cả năm.

IMF cảnh báo bóng ma lạm phát đình trệ ở Châu Á

Thanh Hà |

Ngày 26.4, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra lời cảnh báo khu vực Châu Á có thể phải đối mặt với viễn cảnh "lạm phát đình trệ" - tức tình trạng giá cả leo thang trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Giá cả leo thang, nhiều quốc gia ngày một "ngấm đòn" lạm phát

Đức Mạnh |

"Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực của một kỷ nguyên lạm phát mới. Lãi vay cao hơn có thể kéo dài trong vài năm để hạn chế nguy cơ giá cả leo thang gây thiệt hại lâu dài cho các nền kinh tế", ông Agustoin Carstens - người đứng đầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nhận định.