Tìm giải pháp cho những doanh nghiệp siêu lớn để vượt khó thời COVID-19

MINH CƯỜNG |

Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cập nhật về ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên 19 tập đoàn, tổng công ty. Theo đó nếu không có những giải pháp nhanh chóng, quyết liệt thì khả năng thua lỗ là rất lớn, ảnh hưởng tới trên 600.000 lao động.

Nhà giàu cũng khóc

Tại báo cáo này, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra con số: Dự kiến doanh thu 3 tháng đầu năm 2020 giảm 27.376 tỉ đồng so với 3 tháng đầu năm 2019. Tổng số lỗ khoảng 3.728 tỉ đồng. Nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi thì tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 297.767 tỉ đồng. Trong đó nguồn thu ngân sách từ dầu thô dự báo sẽ giảm từ 3.111 tỉ đến 18.600 tỉ đồng tùy theo phục hồi của giá dầu thế giới.

Ngành kinh doanh xăng dầu được cho là gánh tác động kép. Một là giá dầu giảm sâu thì những lợi điểm về nhập khẩu xăng dầu không thể bù đắp. Bên cạnh đó, việc tạm dừng các chuyến bay, nhu cầu đi lại đường không, đường thuỷ, được bộ sụt giảm khiến sản lượng xuất bán xăng dầu thấp.

Nhưng thiệt hại nặng nhất là Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Khoản tiền dự trữ 3.500 tỉ đã nhanh chóng cạn kiệt. Tuy nhiên lo lắng nhất là với tình hình kinh doanh hiện nay, nguy cơ các ngân hàng không cho VNA và các công ty con vay tiền. VN đang cần sự hỗ trợ từ nhà nước với khoản tiền là 12.000 tỉ đồng, giải ngân ngay từ tháng 4.2020.

Trong khi đó, hàng loạt các doanh nghiệp lớn đang gặp khó vì nguồn cung nguyên, vật liệu vật tư cho sản xuất đang rất thiếu. Tập đoàn hoá chất Việt Nam đưa ra dự tính nếu dịch bệnh kéo dài dẫn đến nguồn cung nguyên vật liệu không đảm bảo thì doanh thu sẽ giảm khoảng 10.000 tỉ đồng, ước lỗ 4.379 tỉ.

Tương tự, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam và MobiFone cũng gặp những khó khăn nhất định do các nhà máy, đơn vị cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện điện tử như Ericsson, Nokia, ZTE… đều đặt tại các nước chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ. Nếu như không có giải pháp tháo gỡ thì VNPT giảm 6.161 tỉ doanh thu, 817 tỉ lợi nhuận, MobiFone cũng giảm 6.684 doanh thu và hơn 1500 tỉ lợi nhuận trong năm 2020.

Riêng tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa phải đưa ra gói  hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh tương ứng với doanh thu của EVN là 6.104 tỉ đồng. Vấn đề của EVN là giảm doanh thu bán điện do hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ.

Vừa dập dịch phải vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh

Các tập đoàn, tổng công ty dưới sự giám sát của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đều cùng lúc làm 2 nhiệm vụ: Vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh. PVN, EVN, TKV, Petrolimex đảm bảo cung cấp điện, xăng dầu cho nhân dân. VNPT, MobiFone giữ ổn định thông suốt thông tin liên lạc. Tập đoàn hoá chất, tập đoàn dệt may, các doanh nghiệp dược thuộc SCIC… tăng công suất sản xuất thuốc sát khuẩn, khẩu trang, thuốc men, trang thiết bị y tế. Tổng Công ty lương thực miền Bắc, miền Nam đảm bảo gạo, lương thực thiết yếu khác cho nhân dân…

Để đảm bảo cả hai mục tiêu trên, căn cứ các báo cáo của những tổng công ty, tập đoàn, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước đưa ra các giải pháp. Đó là cơ cấu nguồn tài chính doanh nghiệp, đa dạng hoá thị trường nguyên vật liệu, tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất được, nhất là các sản phẩm của các tập đoàn, tổng công ty trong cùng Uỷ ban. Ví dụ Tập đoàn dầu khí, tập đoàn cao su tăng cường sủ dụng hoá chất của tập đoàn Hoá chất thay thế hàng nhập khẩu, MobiFone thuê sử dụng hạ tầng kỹ thuật, đường truyền của VNTP, EVN thay đối tác khác… nếu giá cả phù hợp, cạnh tranh.

Đối với Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam nghiên cứu phương án tăng cường vận chuyển hàng hoá thay thế trong giai đoạn ít khách.

Giải pháp nào cho những doanh nghiệp siêu lớn?

Theo báo cáo, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị nhiều nhóm vấn đề, liên quan đến những vướng mắc của các tổng công ty, tập đoàn đang gặp phải.

Trong công tác tăng cường hiệu quả phòng, chống dịch, Uỷ ban kiến nghị Bộ Y tế xem xét hỗ trợ tập đoàn hoá chất các thủ tục để nhanh chóng công nhận hoạt chất sát khuẩn PHMB có tác dụng diệt được rất nhiều vi khuẩn, virus như SARS, Corona, H5N1, H7N1, tay chân miệng… để đưa vào sản xuất, đóng góp trong công tác phòng chống dịch.

Với Bộ Công Thương, Uỷ ban kiến nghị xem xét báo cáo các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho nguyên vật liệu đầu vào. Riêng về vấn đề gạo, hai tổng công ty lương thực đều kiến nghị tham gia tiếp tục xuất khẩu gạo với sản lượng phù hợp sau khi có kết quả khảo sát nhu cầu và nguồn cung trong nước.

Với khó khăn về nguồn vốn, thuế, Uỷ ban kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn về trình tự, thủ tục khơi thông nguồn vốn để các doanh nghiệp sớm tiếp cận gói hỗ trợ 250.000 tỉ đồng, thời hạn tối thiểu 3 năm với lãi suất 0% phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và thanh toán lương cho người lao động.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét phương án giảm thuế VAT, miễn giảm khoản chậm nộp thuế, tiền thuê đất bị truy thu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng góp và ngân sách.

Về lực lượng lao động, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước yêu cầu 19 tập đoàn, tổng công ty có có 60 vạn lao động đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Trong trường hợp bất khả kháng phải cắt giảm tạm thời số lượng lao động cần có chính sách, chế độ, hỗ trợ phù hợp.

Tập đoàn điện lực Việt Nam: Kiến nghị giải quyết 3 nội dung

Để góp phần giảm bớt khó khăn về hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét chỉ đạo giải quyết một số nội dung như: Chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp than liên tục và đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện để đáp ứng nhu cầu về điện cho đời sống nhân dân cả nước; Giảm giá than trộn bán cho hoạt động sản xuất điện để phù hợp với tình hình giá than nhập khẩu thực tế so với giá than nhập khẩu đã xác định trong giá than trộn được TKV, TCT Đông Bắc kê khai với Bộ Tài chính để cùng chung tay hỗ trợ một phần khó khăn cho các khách hàng sử dụng điện; Miễn thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các đơn vị sản xuất thủy điện với thời gian là 6 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 10 năm 2020.

Ông Tô Dũng Thái - Phó tổng giám đốc VNPT: Đẩy nhanh thanh toán điện tử

Khó khăn chung trong dịch bệnh trước hết là nguồn nhân lực không tập trung khiến công việc  có chậm lại một chút. Tuy nhiên, nhiều công trình dự án bị chậm tiến độ, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu, thiết bị, vật tư, vật liệu từ nước ngoài không thể nhập khẩu, kể cả sim thẻ… Không chỉ vật tư đầu vào bị ảnh hưởng mà xuất khẩu ra ngoài cũng gặp khó khăn.

Trong khó khăn thì VNPT đề nghị một số vấn đề, đặc biệt là phần chính sách cho VNPT Pay, mobile money cần được đẩy nhanh hơn, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần công nhận tính hợp pháp để đáp ứng nhu cầu thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ hai là dừng hoặc giảm nghĩa vụ tài chính như phí hoạt động viễn thông, phí tần số, kho số lên tới hàng trăm tỉ đồng, hay như quỹ viễn thông công ích. Cuối cùng là con số để xếp loại doanh nghiệp. Bởi vì kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nên cần thiết để điều chỉnh lại giao kế hoạch.  Đức Thành ghi

MINH CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

COVID-19: Ứng phó thế nào với kịch bản chỉ còn 15% doanh nghiệp hoạt động

Phạm Dung |

Nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết tháng 6.2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động, hàng triệu lao động sẽ mất việc hoặc bị giảm giờ làm.

Khắc phục ảnh hưởng của COVID-19: Đẩy nhanh hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp

Văn Nguyễn |

Số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc phải tạm ngừng kinh doanh tăng vọt trong tháng 3.2020 dưới tác động của dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, ứng cứu doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh.

Doanh nghiệp: "Giá xăng giảm, ngành điện cũng nên giảm cho người dân"

Cường ngô |

Ông Nguyễn Tuấn Khởi - CEO Công ty Cổ phần VTVCorp cho hay, hầu hết các doanh nghiệp đều cho nhân viên làm việc ở nhà, điều này làm phát sinh thêm chi phí như điện, nước. Chình vì vậy, ông Khởi cho rằng "trong khi giá xăng dầu đã giảm giá thì ngành điện cũng nên giảm cho người dân".

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

COVID-19: Ứng phó thế nào với kịch bản chỉ còn 15% doanh nghiệp hoạt động

Phạm Dung |

Nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết tháng 6.2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động, hàng triệu lao động sẽ mất việc hoặc bị giảm giờ làm.

Khắc phục ảnh hưởng của COVID-19: Đẩy nhanh hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp

Văn Nguyễn |

Số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc phải tạm ngừng kinh doanh tăng vọt trong tháng 3.2020 dưới tác động của dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, ứng cứu doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh.

Doanh nghiệp: "Giá xăng giảm, ngành điện cũng nên giảm cho người dân"

Cường ngô |

Ông Nguyễn Tuấn Khởi - CEO Công ty Cổ phần VTVCorp cho hay, hầu hết các doanh nghiệp đều cho nhân viên làm việc ở nhà, điều này làm phát sinh thêm chi phí như điện, nước. Chình vì vậy, ông Khởi cho rằng "trong khi giá xăng dầu đã giảm giá thì ngành điện cũng nên giảm cho người dân".