Tìm đầu ra cho 4,6 triệu tấn nông sản rau củ vụ đông của các tỉnh miền Bắc

Vũ Long |

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh phía Bắc phối hợp liên kết để tìm đầu ra cho 4,6 triệu tấn nông sản, rau củ vụ đông.

Sản lượng dồi dào, cần đầu ra bền vững

Vụ đông là vụ nông sản quan trọng nhất của khu vực đồng bằng sông Hồng với sản lượng khoảng 2 triệu tấn rau củ, trong đó chủ yếu là các loại rau ngắn ngày. Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tìm đầu ra cho 2 triệu tấn rau củ vụ đông là bài toán không đơn giản.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Ninh Bình, vụ đông cũng là vụ sản xuất chính cho bà con nông dân tại địa phương này. Với hơn 8.000ha cây vụ đông, trong đó sản lượng ngô đạt hơn 6.000 tấn; lạc 500 tấn; khoai lang 5.100 tấn, bí xanh hơn 12.600 tấn; 80.000 tấn rau ăn lá các loại, tỉnh Ninh Bình đang đa dạng các kênh phân phối, kết nối với các kênh thương mại đề tìm đầu ra cho bà con nông dân.

Chia sẻ với phóng viên, ông Ngô Mạnh Ngọc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam - cho biết: Từ nay đến Tết Nguyên đán 2022, ngoài đáp ứng nhu cầu nội tỉnh, còn khoảng 30% rau các loại, 40% quả, 50% cá, 60% thịt lợn, gia cầm và nhiều loại nông sản của tỉnh cần cung ứng ra thị trường Hà Nội và các tỉnh. 

Cụ thể, sản lượng rau vụ đông 2021-2022 của tỉnh dự kiến đạt 70.800 tấn, trong đó riêng cây dưa chuột bao tử xuất khẩu đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho 6 nhà máy trên địa bàn tỉnh với sản lượng 17.788 tấn, chiếm 25% tổng sản lượng rau vụ đông.

Sản lượng còn lại khoảng 53.000 tấn sử dụng cho tiêu dùng, trong đó nhu cầu sử dụng của người dân trong tỉnh 38.000 tấn, chiếm 72%, khoảng 9.500 tấn/tháng cung cấp qua hệ thống chợ dân sinh, chợ đầu mối, cửa hàng, bếp ăn các khu công nghiệp, trường học.

Cần tìm đầu ra bền vững cho nông sản vụ đông. Ảnh: Vũ Long
Cần tìm đầu ra bền vững cho nông sản vụ đông. Ảnh: Vũ Long

“Lượng rau từ nay đến Tết Nguyên đán cần bán ra ngoài tỉnh là 15.000 tấn, thông qua thương lái, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch.

Tuy nhiên, thời vụ thu hoạch tập trung các cây trồng vụ đông cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 nên đây là thời điểm cần huy động nhiều doanh nghiệp, đối tác, thương lái tập trung thu mua nông sản cho nông dân” – ông Ngô Mạnh Ngọc chia sẻ.

Không để nông sản bị ùn ứ, hư hỏng

Không riêng gì Hà Nam, Ninh Bình, hàng loạt tỉnh phía Bắc cũng đang rốt ráo tìm đầu ra cho nông sản vụ đông. Ngày 20.11, tại diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ XII “Kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, do Bộ NNPTNT tổ chức, các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, TP.Hà Nội cũng chia sẻ về tiềm năng và thế mạnh nông sản của địa phương và đề nghị phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương khác để kết nối, tiêu thụ.

Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, sản phẩm OCOP và rau vụ đông các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã ký kết biên bản ghi nhớ với các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và TPHCM.

Ông Lê Văn Liêm – Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op - chia sẻ: Đối với cây vụ đông, những năm gần đây, Saigon Co.op tập trung công tác thu mua tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng bằng hình thức khai thác trực tiếp từ vùng trồng hoặc thông qua các hợp tác xã lớn trong khu vực để cung ứng cho thị trường 3 miền.

Mỗi năm Saigon Co.op cũng liên kết tiêu thụ gần 1.000 tấn và rau vụ đông của miền Bắc cũng được thị trường phía Nam ưa chuộng. Để cân đối nguồn hàng cho 3 miền, Saigon Co.op đã xây dựng một tổng kho phân phối tại Bắc Ninh nhằm đối lưu hàng hoá.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, diện tích vụ đông xuân năm 2021 của miền Bắc khoảng 400 nghìn hecta, sản lượng 4,6 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34-35 nghìn tỉ đồng, trong đó, tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, sát với nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Để đảm bảo thu nhập cho người trồng, nâng cao giá trị nông sản, việc ký kết biên bản hợp tác, liên kết tiêu thụ sẽ giúp nông dân yên tâm về đầu ra ổn định và bền vững.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chợ nông sản lớn nhất Ninh Thuận lần thứ 2 đóng cửa vì dịch COVID-19

Huỳnh Hải |

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Ninh Thuận, qua tầm soát đã phát hiện chùm 7 ca mắc COVID-19 và 13 trường hợp nghi nhiễm tại chợ Nông sản Phan Rang. UBND tỉnh đã lần thứ 2 tạm thời đóng cửa chợ nông sản này.

Kết nối cung - cầu, đưa nông sản chất lượng cao đến người dân thủ đô

Vũ Long |

Diễn đàn kết nối cung - cầu về hàng hóa, nông sản giữa thủ đô và các tỉnh trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nông sản tăng giá, bán hàng trên sàn điện tử, nông dân thoát dịch COVID-19

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau thời gian khổ sở với dịch COVID-19, các địa phương ĐBSCL đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, nới lỏng giãn cách xã hội. Theo đó, việc đi lại, mua bán vận chuyển hàng hóa đã dễ dàng hơn, nhiều loại nông sản đã liên tục tăng giá, khiến nông dân vô cùng phấn khởi. Xa hơn, trước tác động của đại dịch, nền kinh tế nông nghiệp đã có sự “chuyển đổi số” mạnh mẽ để tiệm cận với bối cảnh công nghệ 4.0 – vốn là một xu thế không thể chối bỏ trong tương lai…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chợ nông sản lớn nhất Ninh Thuận lần thứ 2 đóng cửa vì dịch COVID-19

Huỳnh Hải |

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Ninh Thuận, qua tầm soát đã phát hiện chùm 7 ca mắc COVID-19 và 13 trường hợp nghi nhiễm tại chợ Nông sản Phan Rang. UBND tỉnh đã lần thứ 2 tạm thời đóng cửa chợ nông sản này.

Kết nối cung - cầu, đưa nông sản chất lượng cao đến người dân thủ đô

Vũ Long |

Diễn đàn kết nối cung - cầu về hàng hóa, nông sản giữa thủ đô và các tỉnh trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nông sản tăng giá, bán hàng trên sàn điện tử, nông dân thoát dịch COVID-19

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau thời gian khổ sở với dịch COVID-19, các địa phương ĐBSCL đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, nới lỏng giãn cách xã hội. Theo đó, việc đi lại, mua bán vận chuyển hàng hóa đã dễ dàng hơn, nhiều loại nông sản đã liên tục tăng giá, khiến nông dân vô cùng phấn khởi. Xa hơn, trước tác động của đại dịch, nền kinh tế nông nghiệp đã có sự “chuyển đổi số” mạnh mẽ để tiệm cận với bối cảnh công nghệ 4.0 – vốn là một xu thế không thể chối bỏ trong tương lai…