Tiểu thương chợ dân sinh lý giải nguyên nhân giá rau, thịt đồng loạt tăng

Cường Ngô |

Sau khi Hà Nội thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người đổ đến các chợ dân sinh mua sắm thực phẩm. Giá thực phẩm tăng nhẹ ở một số mặt hàng.

Giá rau tăng nhẹ

Sáng nay (24.7), ghi nhận của Lao Động tại một số chợ lớn như Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Dịch Vọng, Đồng Xa, Long Biên… thực phẩm tương đối dồi dào, giá thực phẩm thiết yếu tăng nhẹ.

Cụ thể: Giá su hào 20.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 5.000 đồng/kg so với ngày bình thường; rau muống 10.000 đồng/mớ, tăng 3.000 đồng/mớ; cải chip 6.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng; bí xanh có giá 20.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng kg; su hào 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.

"Giá rau xanh tăng là vì nhu cầu mua nhiều, trong khi việc nhập hàng, vận chuyển khá khó khăn khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố. Dù vậy, hàng hóa, thực phẩm tại Hà Nội rất nhiều và đầy đủ, chúng ta chỉ nên mua đủ đồ dùng trong ngày", chị Lan – tiểu thương chợ Nghĩa Tân cho biết.

Rau xanh tăng giá sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Hoài Anh
Rau xanh tăng giá sau khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Hoài Anh

Đối với mặt hàng thịt lợn, tại các chợ truyền thống, giá cũng tăng nhẹ. Một số tiểu thương chợ Cầu Giấy bán 160.000 đồng/kg thịt lợn ba chỉ. Chợ Đồng Xa chứng kiến giá thịt lợn tăng tương tự, dao động 150.000-160.000 đồng/kg, xương sườn 150.000 đồng/kg...

Lý giải về mức tăng giá thịt lợn, bà Đàm Thị Nga – tiểu thương chợ Cầu Giấy cho hay, quá trình vận chuyển thịt lợn vào Hà Nội và phân phát cho các chợ dân sinh gặp khó khăn, khiến giá bị đẩy lên cao hơn so với ngày thường”.

Mặt hàng thịt lợn tăng nhẹ.
Mặt hàng thịt lợn tăng nhẹ tại các chợ dân sinh. Ảnh: Hoài Anh

Mặt hàng trứng gia cầm thì tăng đột biến. Ghi nhận của Lao Động ngày 24.7, tại một số chợ dân sinh và siêu thị lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, giá trứng gà có xu hướng tăng.

Tại siêu thị Big C Garden (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội), giá trứng gà ta ở mức 48.500 đồng một chục, tăng hơn 3.000 đồng so với tuần trước. Tương tự, trứng gà công nghiệp dao động từ 30.000-35.000 đồng một chục, tăng 5.000 đồng, trứng vịt 35.000-38.000 đồng một chục, tăng 5.000-8.000 đồng.

Đáng chú ý, tại siêu thị này, gian hàng bán trứng gia cầm còn treo thông báo “do số lượng có hạn, mỗi ngày khách hàng chỉ được mua 3 vỉ trứng các loại/khách hàng/ngày”.

Trứng gia cầm không chỉ tăng giá ở siêu thị, ở các chợ dân sinh, giá trứng gà ta cũng tăng từ 3.000 đồng – 5.000 đồng mỗi chục.

Mặt hàng trứng biến động mạnh. Ảnh: Cường Ngô
Mặt hàng trứng biến động mạnh. Ảnh: Cường Ngô

Theo giải thích của các tiểu thương tại một chợ Nghĩa Tân và Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), họ phải tăng giá bán lẻ do giá nhập trứng từ chợ đầu mối cao hơn. So với đầu tháng, nguồn cung trứng cũng ít hơn nên các tiểu thương cho biết không nhập được nhiều hàng.

“Gần tháng nay, lượng trứng thu mua ở các trại giảm mạnh. Trong khi nhu cầu trứng của thị trường tăng cao nhất là trong bối cảnh nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội, người dân mua nhiều trứng vì là thực phẩm dễ sử dụng, để dành được lâu”, bà Nguyệt, tiểu thương bán trứng tại chợ Nghĩa Tân chia sẻ.

Trong sáng ngày 24.7, một số chợ cóc, chợ tạm đã được yêu cầu dừng hoạt động. Mặc cho biển cấm họp chợ xuất hiện cùng lời vận động của chính quyền địa phương, các tiểu thương và người dân vẫn tụ tập đông đúc tại các quầy hàng, không đảm bảo yêu cầu giãn cách phòng chống dịch. Vào giờ trưa, tại một số chợ cóc, cán bộ phường đã nhắc nhở người dân dọn hàng, đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Tiểu thương lý giải vì sao giá các mặt hàng tăng nhẹ. Video: Hoài Anh

Trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa vẫn đáp ứng đủ

Khi Hà Nội thực hiện việc giãn cách xã hội, Sở Công Thương TP Hà Nội đã thông báo về việc đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, hiện các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng 30-50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỉ đồng, bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Sở Công Thương TP Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng, phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống.

Do đó, Sở Công Thương TP Hà Nội khuyến cáo người dân yên tâm, không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối, tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tin nhanh 60s: Chợ dân sinh đông đúc trong ngày đầu Hà Nội giãn cách xã hội

NHÓM PV |

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại chợ dân sinh trên địa bàn thủ đô, lượng khách đông hơn ngày thường. Trong khi đó, lượng khách tại các siêu thị tăng không đáng kể.

Hà Nội: Nơi đông đúc, nơi vắng vẻ trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội

Thế Kỷ |

Trong ngày đầu thành phố Hà Nội áp dụng Chỉ thị số 17/CT-UBND theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đường phố trở nên vắng vẻ. Tuy nhiên vẫn có nhiều nơi khá đông người.

Hà Nội giãn cách, siêu thị ngập hàng, chợ dân sinh đông hơn ngày thường

Hải Nguyễn |

6h sáng ngày 24.7, TP.Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, lượng người đến mua sắm tại chợ dân sinh đông hơn ngày thường, trong khi siêu thị lượng khách tăng không đáng kể.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tin nhanh 60s: Chợ dân sinh đông đúc trong ngày đầu Hà Nội giãn cách xã hội

NHÓM PV |

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại chợ dân sinh trên địa bàn thủ đô, lượng khách đông hơn ngày thường. Trong khi đó, lượng khách tại các siêu thị tăng không đáng kể.

Hà Nội: Nơi đông đúc, nơi vắng vẻ trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội

Thế Kỷ |

Trong ngày đầu thành phố Hà Nội áp dụng Chỉ thị số 17/CT-UBND theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đường phố trở nên vắng vẻ. Tuy nhiên vẫn có nhiều nơi khá đông người.

Hà Nội giãn cách, siêu thị ngập hàng, chợ dân sinh đông hơn ngày thường

Hải Nguyễn |

6h sáng ngày 24.7, TP.Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, lượng người đến mua sắm tại chợ dân sinh đông hơn ngày thường, trong khi siêu thị lượng khách tăng không đáng kể.