"Tiền trong dân" giúp thực hiện chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Để có tiền thực hiện chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế, theo TS. Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng "tiền trong dân vẫn còn nhiều". "Dân" ở đây được hiểu là các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Không chủ quan với lạm phát

Chiều nay (5.12), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 tiến hành 2 phiên họp chuyên đề, trao đổi chuyên sâu về chủ đề: "Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế".

Ông Phạm Thanh Hà - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ năm ngoái đến nay, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trung ương trên thế giới đều trong trạng thái hỗ trợ nền kinh tế.

"Ngân hàng Nhà nước đã điều hành bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, các tổ chức tín dụng và cho các doanh nghiệp. Ở góc độ thanh khoản cho nền kinh tế, cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước trong 2 năm qua đã hỗ trợ nền kinh tế rất lớn.

Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các thông tư 01, 03 và 04, duy trì thanh khoản cho doanh nghiệp với điều kiện ngân hàng phải đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai, miễn giảm lãi suất cho khoản vay cũ và mới…", ông Phạm Thanh Hà thông tin.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Phạm Thanh Hà phát biểu. Ảnh: Đại biểu Nhân dân
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Phạm Thanh Hà phát biểu. Ảnh: Đại biểu Nhân dân

Nhìn nhận về thách thức trong thời gian tới, ông Phạm Thanh Hà cho rằng, lạm phát đang là vấn đề toàn cầu. Các ngân hàng trung ương các nước đang thu lại biện pháp nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát về nguy cơ lạm phát hiện hữu để kiểm soát tiền tệ.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ hết sức lưu tâm vấn đề này trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Song song với thách thức vẫn có những cơ hội. Đó là với lượng thanh khoản tốt, thị trường vốn và chứng khoán rất lớn có cơ hội tăng vốn cho ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại lớn. "Hiện, dư nợ nền kinh tế đạt 10,1 triệu tỉ đồng, trong đó tổng lượng vốn tự có của tổ chức tín dụng là hơn 1,3 triệu tỉ đồng. Nếu tăng một đồng vốn cho tổ chức tín dụng thì tăng 8 lần dư nợ cho nền kinh tế", ông Phạm Thanh Hà chia sẻ.

"Tiền trong dân vẫn còn nhiều"

TS. Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, để giúp nền kinh tế phục hồi, chính sách tài khoá rất quan trọng, trong đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết khi thực hiện chính sách này.

"Việt Nam cần có một số gói hỗ trợ tài chính đủ lớn, đủ rộng và dài để giúp doanh nghiệp và người dân trong nhiều địa bàn và lĩnh vực có thể phục hồi được cả thể chất, tinh thần và năng lực kinh doanh sau cơn "bạo bệnh" và không loại trừ khả năng có thêm những đợt bùng phát mới có thể còn khốc liệt hơn.

Thiếu các gói hỗ trợ như vậy, không loại trừ kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào một thời kỳ trì trệ lâu dài, đánh mất nhiều lợi thế và cơ hội vươn tới các mục tiêu phát triển đã đề ra", ông Phước nói.

Ông Phước cho rằng, nên tiếp tục cơ cấu nợ đến cuối năm 2022, vì đây là chính sách rất tốt, tạo điều kiện cho người vay tiền có thể tiếp cận được vốn từ ngân hàng thương mại. Nếu không thực hiện chính sách này rất có thể luồng vốn sẽ bị tắc tại hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, một câu hỏi cần phải được giải đáp, đó là tiền ở đâu để thực hiện chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Ông Phước cho rằng "tiền trong dân vẫn còn nhiều".

Theo ông, một số người phản ứng với từ "tiền trong dân". Nhưng ông giải thích, dân ở đây được hiểu là doanh nghiệp, là các ngân hàng thương mại, các quỹ..., chứ không phải người dân.

Còn về mặt chính sách, ông Phước nói, Quốc hội cần xem xét việc đặt ra mức lạm phát mục tiêu bình quân trong khoảng thời gian 3-5 năm.

"Không nhất thiết chính sách tiền tệ phải điều hành sao cho lạm phát hàng năm dưới mức mục tiêu (4%) như hiện nay. Lạm phát trong khoảng 3-5 năm (dù có năm cao năm thấp) nhưng bình quân dưới mức 4% là được", ông Phước nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hiến kế, tìm dư địa mới để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững

Cường Ngô |

Chủ trì và phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững", Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, những đề xuất về giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Diễn đàn lần này nằm ngoài khung khổ chính sách mà Quốc hội đã quyết định, cho phép chúng ta tìm kiếm một không gian, một dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển bền vững.

Đề xuất gói tài khóa quy mô 389.200 tỉ đồng để hỗ trợ DN, phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Để phục hồi nền kinh tế sau "sự tổn thương" của đại dịch COVID-19, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có các gói chính sách đủ mạnh, trong đó có gói chính sách về tài khoá, tiền tệ, an sinh xã hội.

Tìm giải pháp để xây dựng gói hỗ trợ tài khoá - tiền tệ phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Nói về gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, việc có gói hỗ trợ tiếp theo để khôi phục là cần thiết.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Hiến kế, tìm dư địa mới để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững

Cường Ngô |

Chủ trì và phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững", Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, những đề xuất về giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Diễn đàn lần này nằm ngoài khung khổ chính sách mà Quốc hội đã quyết định, cho phép chúng ta tìm kiếm một không gian, một dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển bền vững.

Đề xuất gói tài khóa quy mô 389.200 tỉ đồng để hỗ trợ DN, phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Để phục hồi nền kinh tế sau "sự tổn thương" của đại dịch COVID-19, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có các gói chính sách đủ mạnh, trong đó có gói chính sách về tài khoá, tiền tệ, an sinh xã hội.

Tìm giải pháp để xây dựng gói hỗ trợ tài khoá - tiền tệ phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Nói về gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, việc có gói hỗ trợ tiếp theo để khôi phục là cần thiết.