Thương những con tàu

Xuân Nhàn |

19 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của ngư dân Bình Định đã thành "tâm bão" suốt năm qua. Những khối tài sản ngất ngưỡng 18 - 20 tỉ đồng, sau ngày xuất xưởng, thay vì rong ruổi biển khơi lại vật vạ, hoen rỉ ở cảng cá. Sóng gió lồng lộn trên hàng trăm thân phận hiện vẫn chưa biết bao giờ chấm dứt.

Chuyên nghiệp... họp

Chịu, không tài nào nhớ nổi lần cuối cùng nhìn thấy dáng điệu tươi tỉnh của ông Nguyễn Văn Lý, chủ tàu BĐ BĐ 99004 TS ở Mỹ Đức, Phù Mỹ, là lúc nào. Người đàn ông mang gương mặt cười, hay tếu táo, vui nhộn kể cả khi ngồi nhẩn nha gỡ từng mảng sét rỉ to tướng trên mặt boong chiếc tàu dập dềnh neo đậu ở cảng cá Đề Gi hồi tháng 5.2017 đã thay đổi hoàn toàn.

Mái đầu húi cua thêm nhiều sợi bạc, những dấu chân chim chằng chịt dài ra, tấm lưng nặng nề cong xuống. Nhiều buổi họp, ông thu lu, im lìm trong góc khuất, đăm chiêu tính toán hàng giờ trên màn hình chiếc điện thoại cầm tay nhỏ xíu.

Gần 1 năm qua, công việc thường xuyên của ông là... đi họp. Hết huyện, sở, đến tỉnh, đến ngân hàng. "Có ngày sáng chiều 2 cuộc. Trưa ghé hàng quán trệu trạo dĩa cơm đắng ngắt rồi dựa dẫm vật vờ, bạ đâu chầu đó đợi phiên sau. Đối thoại với nhau mà mình với người ta (tức cơ sở đóng tàu) xung khắc như nước với lửa, ai nói nấy nghe thì nước non gì!

Ai sao không biết, chứ với tôi, phía trước vẫn quá đỗi mờ mịt, mông lung", ông Lý ngao ngán. Tại cuộc họp mới đây (9.1), Nguyễn Văn Lý là chủ tàu duy nhất trong nhóm 5 khách hàng tả tơi, bầm dập của Cty TNHH Đại Nguyên Dương dứt khoát không đồng ý ký văn bản thỏa thuận hỗ trợ bồi thường, dù là trên nguyên tắc. Khoảng cách hai bên vẫn xa thăm thẳm. Gia đình ông đòi 1,6 tỉ đồng, Đại Nguyên Dương chỉ đồng ý chi trả 61 triệu.

BĐ 99004 TS là một trong những chiếc tàu vỏ thép đầu tiên của Bình Định được đóng mới theo Chương trình 67/CP. Ông Lý, ngay từ rất sớm, đã dễ dãi xiêu lòng trước đòn phép tiếp thị của cơ sở đóng tàu Nam Định.

"Buổi ban đầu, họ ngọt ngào, nồng nhiệt biết bao nhiêu- ông lẩm nhẩm như tự kiểm điểm chính mình. Người của Đại Nguyên Dương lần dò tới tận nhà, hứa hẹn bay bổng trên trời dưới đất. Họ hứa tài trợ 2 chuyến thăm nom nhà máy ngoài Cụm Công nghiệp Xuân Trường, hứa cho tiền mua nhà, mua đất dưới Quy Nhơn, hứa đài thọ phí tổn chuyến đầu tiên mở biển. Ai mà cầm lòng cho đậu?".

Sửa chữa tàu vỏ thép tại xí nghiệp đóng tàu Tam Quan
Sửa chữa tàu vỏ thép tại xí nghiệp đóng tàu Tam Quan

"Đầu năm 2015, cha con tôi chọn Thái Bình, chứ không phải Nam Định, làm nơi tìm kiếm thông tin. Không rõ bàn bạc với nhau ra sao, mới vài hôm đã nghe thằng con thủ thỉ khuyên can: Ba cứ chừng chừng, chờ con với cậu Lý tính. Tính sao không tính lại đâm đầu vô Đại Nguyên Dương!", ngư dân Nguyễn Văn Mạnh cằn nhằn, không rõ có mát mẻ nhắm vô người bà con Nguyễn Văn Lý hay không.

Hơn 30 năm đi biển kể từ ngày giã từ nghề "gõ đầu trẻ kiếm cơm", ông Mạnh cay đắng thừa nhận, giai đoạn dính líu với Đại Nguyên Dương chính là quãng thời gian dại dột, tối tăm nhất: "Mình là khách hàng mà bị rẻ rúng, ngược đãi tàn tệ. Góp ý không ai nghe, phát hiện sai phạm thì bị đuổi xua, hăm dọa". Nhận tàu BĐ 99567 TS về, cha con ông Mạnh phải bỏ tiền túi gần 200 triệu lắp giàn tời kéo.

"Hợp đồng giàn đèn 300 quả, họ lắp 80. Máy dò lẽ ra sử dụng loại 1.450 triệu đồng, họ lắp 450 triệu. Ở Đề Gi tôi như muốn lên máu khi có bạn hàng bảo nhượng lại cho họ với giá 350 triệu", chuỗi ấm ức từ ông Mạnh chưa có dấu hiệu kết thúc.

5 chiếc tàu vỏ thép ngư dân Bình Định ký thác vào Đại Nguyên Dương đều phát sinh hư hỏng. Chuyến ra khơi thứ nhất, tháng 10.2010, 800m lưới rút, lưới vây cá nục của BĐ 99567 TS bị băm nát tan tành. Các chuyến sau cũng chẳng khá hơn: Lại rách lưới, rơi bánh lái, hỏng chân vịt.

"Hơn 2,2 tỉ đồng dành dụm cả đời lần lượt đội nón ra đi, chưa kể 800 triệu đối ứng. Nợ chưa trả một xu, ngân hàng đe chuyển sang lãi suất thương mại. Còn tấm thân này, tù tội thì tù chứ tiền đâu tôi trả", người chủ tàu - cựu giáo chức vò đầu bứt tai.

Cũng ôm con tàu nham nhở, lở lói "vừa mới xuống nước đã lại nằm bờ", cũng thua lỗ ngập đầu sau những tuần trăng rạc rài Thanh Hóa, Nghệ An, Vũng Tàu, Bình Thuận, nạn nhân "cùng hội cùng thuyền" Nguyễn Văn Lý nổi điên không kém: "Nợ vay 13,6 tỉ nay chồng chất thêm lãi phát sinh, ngập tới đầu, tới cổ mất rồi. Nhiều lúc chỉ muốn tung hê, ra sao thì ra, chứ sức đâu níu giữ?".

Sửa chữa tàu vỏ thép tại xí nghiệp đóng tàu Tam Quan
Sửa chữa tàu vỏ thép tại xí nghiệp đóng tàu Tam Quan

Về xác suất thảm bại tuyệt đối, không thể không nhắc trường hợp chủ tàu BĐ 99245 TS Trần Đình Sơn (Mỹ An, Phù Mỹ) với 2 lần ra biển cả 2 đều tay trắng. Con tàu 19,8 tỉ đồng do Cty TNHH MTV Nam Triệu đóng chứng kiến nhiều đợt tranh cãi nảy lửa giữa ông Sơn với lãnh đạo Cty TNHH ô tô Đông Hải, nhà cung cấp động cơ Doosan.

Sau rất nhiều ồn ào, căng thẳng, ông Sơn nay phải... đầu hàng, chấp nhận hư đâu sửa đó thay vì lắp mới động cơ. Theo bảng tổng hợp thiệt hại do Sở NNPTNT Bình Định lập cuối tháng 11 năm ngoái, tổn thất của tàu Trần Đình Sơn là 537 triệu đồng.

Hứa rất nhiều, nhưng có chẳng bao nhiêu

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, ông Nguyễn Chí Công, than phiền như vậy về mức độ sẵn sàng của Cty TNHH MTV Nam Triệu trong việc phối hợp khắc phục hậu quả.

"Hoài Nhơn có 6 tàu hư hỏng được Nam Triệu đưa lên bờ sửa chữa nhưng không bàn giao đúng hẹn. Họp ở tỉnh, Cty hứa rất... tuyệt vời nhưng luôn trễ hẹn, không chịu xuống dân. Chúng tôi 2 lần mời doanh nghiệp vào làm việc, cả 2 lần họ đều không vào, không muốn hợp tác", ông Công nặng nề chỉ trích.

Như một hoạt cảnh lê thê chất chồng kịch tính, câu chuyện tàu vỏ thép 67 nằm bờ ở Bình Định đã trải qua quá nhiều cung bậc cảm xúc. Tương quan lực lượng giữa các bên liên tục thay đổi, có khi bị đẩy đưa, trôi dạt từ cực này sang cực khác. Những chủ tàu - nạn nhân, ban đầu ngơ ngác, hốt hoảng, không biết bấu víu vào đâu ngoài chính quyền sở tại, có thời điểm sáng lên trong vai trò cáo buộc để cuối cùng rơi xuống vị thế nhẫn nhịn thương thảo "một cách có điều kiện".

Thực ra, đưa được 2 cơ sở đóng tàu ngồi xuống bàn đàm phán là cả một kỳ công. Giám đốc Sở NNPTNT Phan Trọng Hổ kêu trời: "Đừng nói ngư dân, ngay chúng tôi cũng trầy vi tróc vảy. Phải cậy tới "chước" báo cáo UBND tỉnh và Bộ NNPTNT, họ mới có mặt tại Bình Định". Đó là "bối cảnh" diễn ra cuộc gặp ba mặt một lời đầu tiên, tháng 5.2017.

Có một dạo, người ta chỉ thấy những đợt công cán con thoi, thoắt ẩn, thoắt hiện của Cty Nam Triệu. Riêng Đại Nguyên Dương thì bóng chim tăm cá. Đại diện Cty, Giám đốc Nguyễn Xuân Nguyên về sau giải thích là do bệnh tật giày vò, hành hạ. "Anh đang điều trị. Bệnh co thắt mạch não tai nhĩ, đầu ê, tai ù không nghe được", tin nhắn hiếm hoi ông Nguyên hồi đáp phóng viên sau khi được nhắc khéo nhiều lần gọi không nhấc máy. Quan sát, sẽ dễ dàng nhận thấy, Đại Nguyên Dương chỉ miễn cưỡng "phó hội" trong những tình huống lửa cháy sau lưng.

Ngư dân Nguyễn Văn Lý trên con tàu của mình. Ảnh: Xuân Nhàn
Ngư dân Nguyễn Văn Lý trên con tàu của mình. Ảnh: Xuân Nhàn
  Ngày 27.6.2017, một ngày sau khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu gay gắt lên án Đại Nguyên Dương là "doanh nghiệp có vấn đề", "lẩn tránh trách nhiệm" và yêu cầu báo cáo Bộ Công an, lập hồ sơ truy tố, ông Nguyên mới ký văn bản phân bua, mở đường cho cuộc "tái xuất" ngày 30.6.2017 tại Sở NNPTNT sau thời gian dài mất hút.

Từ đó trở đi, mọi nỗ lực của doanh nghiệp tuồng như đều tập trung cho mục tiêu cách ly trách nhiệm, càng xa, càng tốt, càng nhiều càng tốt. Còn nhớ cách đây không lâu, ông Nguyên tuyên bố chắc như đinh đóng cột, rằng không có chuyện hỗ trợ, bồi thường, ngoài việc sửa chữa, bảo hành.

"Tàu chúng tôi ổn định, máy chúng tôi ổn định", người đứng đầu Đại Nguyên Dương phát biểu nhẹ nhàng như không, như chưa từng xảy ra sự cố nghiêm trọng nào. Phải đợi đến khi lãnh đạo Bình Định xa gần đề cập "chuyên án của Bộ Công an", Đại Nguyên Dương mới cực chẳng đã nhún nhường xuống nước, cam kết tiếp tục thương thảo, hỗ trợ, đền bù "những khoản hợp lý".

45,6 tỉ đồng bồi thường, hỗ trợ cho 19 chủ tàu là con số đề xuất từ ngư dân do Sở NNPTNT Bình Định thống kê. Chắc chắc, thỏa thuận cuối cùng sẽ teo tóp đi rất nhiều, căn cứ vào kiểu cách nóng lạnh thất thường, "cò kè bớt một thêm hai" của Đại Nguyên Dương hay điệp khúc "cân nhắc có lý có tình" từ Cty Nam Triệu.

Điều quan trọng nữa là bao giờ chủ tàu có cơ hội nhận được những khoản bù đắp mà họ hoàn toàn xứng đáng? Lo ngại trên không phải vu vơ nếu liên hệ với sự co giãn mênh mông của thời hạn hoàn tất trách nhiệm sửa chữa, đưa tàu trở lại hoạt động. Hồi ấy, cái hạn đầu tiên là cuối tháng 7.2017...

Xuân Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Tàu vỏ thép 67: Ngư dân và Công ty Đại Nguyên Dương thỏa thuận đền bù

Theo VOV |

Công ty Đại Nguyên Dương và các ngư dân ở Bình Định có tàu vỏ thép 67 do doanh nghiệp này đóng bị hư hỏng vừa đạt được thỏa thuận đền bù, hỗ trợ...

Vụ kiện tàu 67: “Ứng” trước thay máy mới để ngư dân sớm vươn khơi

Lam Phương |

Phần máy hỏng của con tàu đóng theo Nghị định 67 của ngư dân ở Quảng Nam đang được phía Cty đóng tàu "ứng" trước thay máy mới để giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân trong thời gian chờ đợi kết luận của tòa án.

Tiến độ sửa chữa, bàn giao tàu 67 cho ngư dân Bình Định bị chậm trên 1 tháng

Kh.V |

Đó là thông tin được ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thông tin đến PV Báo Lao Động. Nguyên nhân bởi công tác kiểm định đánh giá thiệt hại và thời tiết không thuận lợi đã khiến việc sửa chữa, bàn giao các con tàu không thể hoàn thành trong tháng 9.2017 như đã định.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Tàu vỏ thép 67: Ngư dân và Công ty Đại Nguyên Dương thỏa thuận đền bù

Theo VOV |

Công ty Đại Nguyên Dương và các ngư dân ở Bình Định có tàu vỏ thép 67 do doanh nghiệp này đóng bị hư hỏng vừa đạt được thỏa thuận đền bù, hỗ trợ...

Vụ kiện tàu 67: “Ứng” trước thay máy mới để ngư dân sớm vươn khơi

Lam Phương |

Phần máy hỏng của con tàu đóng theo Nghị định 67 của ngư dân ở Quảng Nam đang được phía Cty đóng tàu "ứng" trước thay máy mới để giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân trong thời gian chờ đợi kết luận của tòa án.

Tiến độ sửa chữa, bàn giao tàu 67 cho ngư dân Bình Định bị chậm trên 1 tháng

Kh.V |

Đó là thông tin được ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thông tin đến PV Báo Lao Động. Nguyên nhân bởi công tác kiểm định đánh giá thiệt hại và thời tiết không thuận lợi đã khiến việc sửa chữa, bàn giao các con tàu không thể hoàn thành trong tháng 9.2017 như đã định.