Thương nhân Việt Nam “trúng đậm” 6/8 lô thầu xuất khẩu gạo sang Philippines

L.N |

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo kết quả được Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines công bố, các thương nhân Việt Nam đã trúng 6 trên 8 lô thầu, với tổng khối lượng là 175.000 tấn, chiếm 70% tổng lượng gạo mở thầu nhập khẩu lần này.

Sau khi nhận được thông tin về việc Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) công bố Thư mời thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo trắng 25% tấm theo hình thức đấu thầu mở quốc tế (G2P) cho tất cả các nhà cung cấp các nước tham gia, Bộ Công Thương đã công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử, đồng thời gửi công văn tới Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tham gia đợt thầu này nếu đáp ứng các điều kiện của NFA.

Ngày 25.7.2017, NFA đã tổ chức mở thầu. Theo kết quả được NFA công bố, các thương nhân Việt Nam đã trúng 6 trên 8 lô thầu, với tổng khối lượng là 175.000 tấn, chiếm 70% tổng lượng gạo mở thầu nhập khẩu lần này. 4 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trúng thầu là Tổng công ty Lương thực miền Nam (50.000 tấn), Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long (50.000 tấn), Công ty cổ phần Quốc tế Gia (50.000 tấn) và Công ty cổ phần Hiệp Lợi (25.000 tấn). Kết quả trúng thầu này sẽ góp phần tích cực cho việc tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân, đặc biệt là tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa vụ Hè Thu.

Trước việc Philippines thay đổi hình thức đấu thầu từ đấu thầu theo thỏa thuận cấp Chính phủ (G2G) sang đấu thầu mở quốc tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và có cách tiếp cận mới trong việc tổ chức doanh nghiệp tham gia dự thầu. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đã rất tích cực trong việc tìm hiểu, phổ biến thông tin tới các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và hỗ trợ các thương nhân đăng ký dự thầu, góp phần vào thành công của đợt dự thầu này.

Để triển khai thực hiện tốt hợp đồng, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và của xuất khẩu gạo Việt Nam, Bộ Công Thương đã đề nghị các thương nhân trúng thầu chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hợp đồng và kịp thời báo cáo các vướng mắc phát sinh (nếu có) với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Bộ Công Thương để được hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp.

L.N
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gạo hướng đến giảm lượng, tăng trị giá

Phong Nguyễn |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa XK nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng XK; tăng tỉ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam; phấn đấu đến năm 2030, lượng gạo XK giảm xuống khoảng 4 triệu tấn, nhưng vẫn đảm bảo giá trị ổn định từ 2,3-2,5 tỉ USD/năm.

Đến năm 2030, xuất khẩu gạo đạt 4 triệu tấn, gạo cấp thấp chỉ chiếm 10%

L.V |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đặc biệt tăng tỉ lệ gạo chất lượng cao trong xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững.

Đến năm 2030, xuất khẩu gạo đạt 4 triệu tấn, gạo cấp thấp chỉ chiếm 10%

L.V |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đặc biệt tăng tỉ lệ gạo chất lượng cao trong xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững.

Có hay không chuyện tạo cơ chế cho các “ông lớn” độc quyền xuất khẩu gạo?

KH.V |

Gần đây, một số doanh nghiệp (DN) cho rằng, việc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có ra quyết định cấm các DN tham gia đấu thầu vào các thị trường tập trung cho đến khi TCty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) và TCty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) ký hợp đồng xong vô hình chung đã tạo một sân chơi không bình đẳng.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Xuất khẩu gạo hướng đến giảm lượng, tăng trị giá

Phong Nguyễn |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa XK nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng XK; tăng tỉ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam; phấn đấu đến năm 2030, lượng gạo XK giảm xuống khoảng 4 triệu tấn, nhưng vẫn đảm bảo giá trị ổn định từ 2,3-2,5 tỉ USD/năm.

Đến năm 2030, xuất khẩu gạo đạt 4 triệu tấn, gạo cấp thấp chỉ chiếm 10%

L.V |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đặc biệt tăng tỉ lệ gạo chất lượng cao trong xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững.

Đến năm 2030, xuất khẩu gạo đạt 4 triệu tấn, gạo cấp thấp chỉ chiếm 10%

L.V |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đặc biệt tăng tỉ lệ gạo chất lượng cao trong xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững.

Có hay không chuyện tạo cơ chế cho các “ông lớn” độc quyền xuất khẩu gạo?

KH.V |

Gần đây, một số doanh nghiệp (DN) cho rằng, việc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có ra quyết định cấm các DN tham gia đấu thầu vào các thị trường tập trung cho đến khi TCty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) và TCty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) ký hợp đồng xong vô hình chung đã tạo một sân chơi không bình đẳng.