Thương mại Việt Nam sẵn sàng cho nền kinh tế vượt tốc

Cường Ngô |

Khi dịch COVID-19 quay trở lại Đà Nẵng, các chuyên gia kinh tế đánh giá đã làm tình hình kinh tế chững lại, gây thiệt hại lớn. Vì vậy, Việt Nam rất cần nhóm giải pháp “giảm đau kinh tế” hữu hiệu.

Thương mại quý II thặng dư 1,72 tỉ USD, kinh tế Việt Nam liệu có “sáng”?

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển (VEPR) cho biết, trước ảnh hưởng COVID-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong quý II.2020, khi đạt 0,36%.

“Ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, mặc dù còn một số hoạt động dịch vụ chưa được phép mở cửa trở lại, nhưng ngành dịch vụ đã phục hồi tương đối và đạt được mức tăng trưởng tốt so với quý trước. Trong đó, bán buôn và bán lẻ tăng 2,95%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,3%, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 10%”, PGS.TS Phạm Thế Anh cho hay.

Theo Kinh tế trưởng Viện VEPR, trong thời gian vừa qua, Việt Nam không bị gián đoạn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quý II, mặc dù vốn đầu tư nước ngoài đăng kí mới chỉ đạt 2,94 tỉ USD, giảm 18%, nhưng vốn đăng kí bổ sung đạt 2,62 tỉUSD, tăng 64%. Đặc biệt, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,72 tỉ USD trong quý II, thặng dư 5,46 tỉ USD tính chung sáu tháng đầu năm 2020.

Mặc dù “bức tranh kinh tế” của Việt Nam được kỳ vọng có nhiều “điểm sáng” trong sáu tháng cuối năm, khi nước ta đang kiểm soát rất tốt dịch bệnh và chuẩn bị chạm mốc 100 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, ngày 25.7 vừa qua, ở Đà Nẵng và một số địa phương khác xuất hiện ca dương tính với COVID-19, trở thành trường hợp đầu tiên dương tính trong cộng đồng từ tháng 4 tới nay.

Các biện pháp cách ly xã hội đã được áp dụng triệt để ở khắp Đà Nẵng, tất cả các sự kiện thể thao, văn hóa đều bị hủy bỏ. Việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng là bắt buộc và các hoạt động tụ tập trên 30 người tại nơi công cộng đều bị cấm.

Trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh, PGS.TS Phạm Thế Anh đánh giá nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 2,2% khi hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi các chính sách kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ,các ngành khai khoáng phục vụ công nghiệp có khả năng thu hẹp. Dịch vụ lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng.

Trước những thách thức đang hiển hiện trước mắt, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết - cần có gói hỗ trợ kích thích kinh tế mới, với điểm đặc biệt là áp dụng cho đến hết năm 2021, bởi khó khăn cả về kinh tế xã hội sẽ còn ở phía trước.

“Việt Nam còn nguồn lực. Khó khăn còn ở phía trước nên không thể tất tay, có 10 đồng chi hết một lần, mà phải dùng đúng thời điểm. Cơ sở quan trọng thứ hai là hơn 80 tỉ USD dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn nguyên, chưa chi đồng vào. Với nguồn lực như vậy, chúng ta vừa đảm bảo cân đối vĩ mô, vẫn có thể dành lượng không nhỏ cho gói kích thích kinh tế”, ông Thành nói.

Nhóm các giải pháp đưa kinh tế Việt Nam vượt khó

Tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch bệnh tới kinh tế Việt Nam tháng 4.2020, TS kinh tế Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu của mình đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) lần lượt ở các mức: 4,81%, 5,4% và 4,07%.

Tuy nhiên, đến nay, khi dịch bệnh xuất hiện trở lại ở Đà Nẵng, Quảng Nam, TS Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu đã thay đổi các kịch bản tăng trưởng trong nghiên cứu của mình. Theo đó, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 từ 1,5% (kịch bản tiêu cực) đến 3% (kịch bản cơ sở) và có thể đạt khoảng 4% (kịch bản tích cực nhất) và chỉ số CPI bình quân xoay quanh mức 3,5-3,8%.

Để góp phần “giảm đau kinh tế”, TS Cấn Văn Lực cho biết - Chính phủ cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả trong bối cảnh đại dịch còn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu; bởi vì làm tốt điều này cũng chính là góp phần quan trọng ổn định kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ cần thận trọng xem xét thời điểm, lộ trình và phương thức mở cửa phù hợp ra bên ngoài; cùng với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch, khai thác hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, các nhà tài trợ song phương nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ và triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Theo đó, cần khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc, như trong gói 16.000 tỉ đồng cho vay lãi suất 0% để doanh nghiệp có thể trả lương cho nhân viên vượt qua giai đoạn khó khăn này; xem xét sớm quyết định cho phép gia hạn thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất (trước mắt là hết năm 2020) để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh toán chi phí; tăng khả năng tiếp cập vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tăng cho vay qua Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng và vốn đầu tư để thu hút FDI. Theo tính toán của TS Cấn Văn Lực, nếu giải ngân FDI tăng thêm 1%, GDP Việt Nam tăng trưởng thêm 0,08 điểm %. Muốn vậy, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội hiếm có này.

Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam sắp tới, tại hội nghị giao ban trực tuyến ngành Kế hoạch đầu tư năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cái khó là chưa biết lúc nào hết dịch COVID-19. Khi chưa có vaccine thì tình hình còn khó khăn, chưa thể mở cửa nền kinh tế, chưa biết khi nào mới kết nối lại được chuỗi sản xuất và cung ứng đã bị đứt gãy.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, phải luôn cảnh giác, không được chủ quan. Bài học dịch COVID-19 quay trở lại Đà Nẵng là nhãn tiền và có thể làm tình hình kinh tế chững lại, gây thiệt hại lớn. “Điều tiên quyết là phải khống chế dịch. Càng khống chế sớm thì càng có dư địa phục hồi kinh tế, đón nhận cuộc chơi mới, cơ hội mới”, ông nói.

Trong bối cảnh hiện tại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, cần thực hiện tốt các chính sách, giải pháp điều hành, thực thi các chính sách đã ban hành. Trong đó có thể xem xét kéo dài thời gian thực hiện các chính sách đã ban hành, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân.

Ông cũng cho hay, có thể sẽ đề xuất các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp mới. Các giải pháp phải gắn với thực tiễn là dịch đang diễn ra phức tạp, cơ hội phụ thuộc vào khả năng phục hồi kinh tế của thế giới. Để làm được việc đó cần xác định đối tượng thụ hưởng là ai, các ngành kinh tế nào cần tập trung, thời gian thực hiện là như thế nào, nguồn lực ra sao.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam vẫn ổn định trong trung hạn dù COVID-19

Vũ Long |

Ngân hàng Thế giới đánh giá: Mặc dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi

Phong Nguyễn |

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6.2020, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá: Sau giãn cách xã hội, tháng 5.2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4; doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo chế biến trong nước tăng khoảng 10%; tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế đạt khoảng 10%... Những số liệu này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đang giảm.

Ngân hàng Thế giới đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc trở lại

Vũ Long |

Kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục sau khi Việt Nam khống chế được dịch COVID-19. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cần cảnh giác với lạm phát.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam vẫn ổn định trong trung hạn dù COVID-19

Vũ Long |

Ngân hàng Thế giới đánh giá: Mặc dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi

Phong Nguyễn |

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6.2020, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá: Sau giãn cách xã hội, tháng 5.2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4; doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo chế biến trong nước tăng khoảng 10%; tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế đạt khoảng 10%... Những số liệu này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đang giảm.

Ngân hàng Thế giới đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc trở lại

Vũ Long |

Kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục sau khi Việt Nam khống chế được dịch COVID-19. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cần cảnh giác với lạm phát.