Thương mại điện tử Việt: Tỉ lệ đơn hàng ảo cao và mua cầm chừng

Thế Lâm |

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt với hai loại hình website, ứng dụng khác nhau. Trong khi các website, ứng dụng TMĐT bán hàng có doanh thu chủ yếu từ việc bán hàng hóa thì website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT lại có nguồn doanh thu từ bán hàng hóa và dịch vụ rất thấp.

Rẽ đôi “đường sống”…

Website, ứng dụng TMĐT bán hàng chiếm đến 94% trong khi các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT chỉ chiếm vỏn vẻn 6%. Hàng hóa và dịch vụ được giao dịch phổ biến trên thị trường TMĐT là các sản phẩm về sức khỏe sắc đẹp; điện tử, kĩ thuật số, thiết bị âm thanh; thực phẩm, đồ uống; đồ nội thất, nhà cửa; thời trang.v.v…

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019 vừa được công bố, những website và ứng dụng TMĐT bán hàng có nguồn thu chủ yếu từ bán hàng (89% năm 2017 và 77% năm 2018) trong khi doanh thu quảng cáo chỉ từ 8-10% mỗi năm. Tuy nhiên đối với các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT thì doanh thu quảng cáo lại chiếm tỉ trọng lớn nhất, từ 40-47%, trong khi doanh thu từ việc trực tiếp bán hàng hóa và dịch vụ chỉ từ 25-27%.

(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019).
(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019).

Cho dù qui mô thị trường TMĐT B2C (từ doanh nghiệp đến khách hàng cá nhân) Việt Nam năm 2018 đạt 8 tỉ USD nhưng người tiêu dùng vẫn còn không ít e ngại mua hàng trực tuyến. Các rào cản được người tiêu dùng phản ánh là lo ngại an toàn khi thanh toán trực tuyến, thiếu tin tưởng vào chất lượng hàng hóa, chi phí vận chuyển còn cao…

Hạn chế về chất lượng hàng hóa, dịch vụ

Một trong những hạn chế lớn của TMĐT Việt là hàng hóa, dịch vụ được mua nhiều nhất có giá trị còn thấp, chủ yếu là các món hàng có giá trị từ 200.000-500.000 đồng và dưới 200.000 đồng.

Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Khoa Hồng Thành – Phó giám đốc Công ty truyền thông iSobar, điều này phản ánh phần nào đó niềm tin của người tiêu dùng vào TMĐT chưa cao, chủ yếu chỉ mua các món hàng nhỏ lẻ và có giá trị thấp. Với những món hàng có giá trị cao như hàng điện máy, điện tử, người tiêu dùng vẫn chưa thể yên tâm khi mua qua mạng mà thường trực tiếp đến cửa hàng khảo sát và chọn mua.

Tâm lí này được phản ánh qua kết quả khảo sát có đến 61% người tiêu dùng không hài lòng khi mua hàng qua mạng vì chất lượng hàng hóa, dịch vụ không đúng như quảng cáo; bên cạnh đó, việc đổi trả hàng hóa khó khăn và phức tạp hơn so với đổi trả hàng khi mua trực tiếp tại cửa hàng.

Trong hai năm 2017-2018, TMĐT Việt phải gánh tỉ lệ đơn hàng ảo lên đến 28%. Đây là một tỉ lệ đơn hàng ảo khá cao phản ánh rõ niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng hàng hóa bán qua mạng. Nhiều người tiêu dùng đặt hàng qua mạng nhưng sau đó từ chối tiếp tục thực hiện đơn hàng vì có những hoài nghi, không hài lòng về hàng hóa và dịch vụ đã đặt mua.

(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019).
(Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019).

Ngành TMĐT Việt vẫn đang bị “mắc kẹt” trong hai vấn đề quan trọng hàng đầu là chất lượng hàng hóa dịch vụ và giá cả. Không ít món hàng có mức giá bán qua mạng hàng trăm ngàn đồng nhưng chất lượng chỉ tương ứng với món hàng có mức giá chỉ vài chục ngàn đồng.

Chính vì thế dẫn đến tâm lí mua hàng qua mạng “cầm chừng”, với mỗi đơn hàng có giá trị phổ biến chỉ từ 500.000-1.000.000 đồng và thấp hơn như một biện pháp nhằm để hạn chế thiệt hại nhỡ khi mua phải những món hàng chất lượng không như mong muốn.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nhiều ông lớn “ngã ngựa” trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Bích Hà |

Theo Reuters, Ant Financial – một công ty con của tập đoàn thương mại điện tử do Jack Ma sáng lập đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey thuộc Công ty M-Pay Trade của Việt Nam. Ví điện tử là chìa khóa "thần kỳ" để mở cánh cửa bước vào thị trường thương mại điện tử song thực tế, sân chơi này ở Việt Nam đã ghi dấu không ít "cú ngã đau" bởi cuộc là cạnh tranh khốc liệt, “đốt tiền” của không ít “ông lớn”.

Cuộc chơi đốt tiền vẫn chết yểu của sàn thương mại điện tử Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

“Phần lớn các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đã chọn sai mô hình, không tập trung vào chất lượng sản phẩm hay hệ thống giao hàng mà chạy đua bán hàng giá rẻ, tự bỏ tiền ra để khuyến mại giảm giá hút khách. Khi tiền đốt hết thì buộc phải tuyên bố phá sản, rút khỏi thị trường”, ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Trí tuệ số nhận định. 

TMĐT tăng trưởng tốt, sao các “ông lớn” vẫn lần lượt bỏ cuộc chơi?

Thế Lâm |

Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố cho thấy, mức tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) năm 2018 so với năm liền trước là trên 30%. Thế nhưng trên thị trường, không ít các “ông lớn” lần lượt “bỏ cuộc chơi”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhiều ông lớn “ngã ngựa” trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Bích Hà |

Theo Reuters, Ant Financial – một công ty con của tập đoàn thương mại điện tử do Jack Ma sáng lập đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey thuộc Công ty M-Pay Trade của Việt Nam. Ví điện tử là chìa khóa "thần kỳ" để mở cánh cửa bước vào thị trường thương mại điện tử song thực tế, sân chơi này ở Việt Nam đã ghi dấu không ít "cú ngã đau" bởi cuộc là cạnh tranh khốc liệt, “đốt tiền” của không ít “ông lớn”.

Cuộc chơi đốt tiền vẫn chết yểu của sàn thương mại điện tử Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

“Phần lớn các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đã chọn sai mô hình, không tập trung vào chất lượng sản phẩm hay hệ thống giao hàng mà chạy đua bán hàng giá rẻ, tự bỏ tiền ra để khuyến mại giảm giá hút khách. Khi tiền đốt hết thì buộc phải tuyên bố phá sản, rút khỏi thị trường”, ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Trí tuệ số nhận định. 

TMĐT tăng trưởng tốt, sao các “ông lớn” vẫn lần lượt bỏ cuộc chơi?

Thế Lâm |

Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố cho thấy, mức tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) năm 2018 so với năm liền trước là trên 30%. Thế nhưng trên thị trường, không ít các “ông lớn” lần lượt “bỏ cuộc chơi”.