Thương hiệu Việt đang ở đâu trên thị trường quốc tế?

CAO NGUYÊN |

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) Việt Nam đã trải qua 17 năm triển khai chương trình thương hiệu quốc gia và cũng gặt hái nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, đâu đó các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được rõ ràng vai trò của thương hiệu quốc gia.

Hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn

Theo báo cáo Thương hiệu quốc gia 2020 của hãng định giá thương hiệu Brand Finance, Việt Nam nổi lên là "thiên đường" sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới, với 29% lên đến 319 tỉ USD.

Đây là một dấu mốc đáng nhớ của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến triển vọng GDP, lạm phát và bất ổn kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.

Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu buộc Việt Nam phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia nói riêng cũng như thương hiệu sản phẩm nói chung để đẩy mạnh hội nhập, cạnh tranh với các quốc gia đã sớm có "tên tuổi" trên thị trường quốc tế.

Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam đã trải qua 17 năm triển khai chương trình thương hiệu Quốc gia và cũng gặt hái nhiều thành tích đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần chinh phục.

Chia sẻ về vấn đề này tại buổi tọa đàm về "Định vị và Nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập" vào ngày 29.12, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Phó ban thường trực, Ban Thư ký chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam cho rằng, trong 17 năm qua nhiều hoạt động triển khai như nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội. Câu chuyện thương hiệu được quan tâm hơn, tuy nhiên đâu đó các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được rõ ràng vai trò của thương hiệu. Thậm chí, ý thức về giá trị thương hiệu thế nào với doanh nghiệp vẫn còn mông lung.

Theo ông Chiến, xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua xây dựng sản phẩm. Nhiều nước tự bỏ kinh phí ra để đầu tư xây dựng thương hiệu quốc gia đó. “Ở Việt Nam, chúng tôi kiến nghị xây dựng thương hiệu sản phẩm mạnh mới có thương hiệu doanh nghiệp mạnh, từ đó quảng bá Thương hiệu quốc gia”, ông Chiến nói.

Thương hiệu Việt – tạo uy tín cho doanh nghiệp

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang mông lung nên khi đưa thương hiệu ra nước ngoài đã bị “thâu tóm”. Cụ thể, ông Hoàng Xuân Hải– Công ty CP Quốc tế VAG cho rằng, trước đây khi đàm phán xuất khẩu với thương hiệu LauDy, bên Nhật thắc mắc, đề nghị đổi sang thương hiệu Nhật Bản. “Lúc đó chúng tôi chấp nhận và mất thương hiệu khi ra nước ngoài”, ông Hải nói.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Phú - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse cho rằng, về vật chất không được gì nhưng đi sâu vào bản chất thương hiệu được rất nhiều, là lòng tin của khách hàng với sản phẩm đó.

Theo ông Phú, 1 sản phẩm khi được công nhận là thương hiệu quốc gia thì đầu tiên người tiêu dùng tăng niềm tin – giá trị vô hình không thể đo đếm được bao nhiêu tiền. Giá trị tinh thần với chủ doanh nghiệp, đội ngũ cho cán bộ, nhân viên, nỗ lực hơn nữa để tạo ra những sản phẩm không làm hổ danh đất nước.

Vị này cho rằng, thương hiệu quốc gia muốn phát triển phải phát triển các hạt nhân là thương hiệu sản phẩm. Tức thương hiệu sản phẩm đi ra ngoài được người dùng tín nhiệm, sử dụng. Từ đó mới trở thành thương hiệu quốc gia.

Ông Phú nêu ví dụ, một đôi giày sản xuất ở Việt Nam thì người dân chỉ nhận được 3-5% giá trị, 70% nằm ở chi phí lưu thông; thuế nhà nước thu được 7-10%; giá trị thương hiệu 10-15%. Bản thân mỗi chủ doanh nghiệp, người dân cần phải hiểu cái gì mang lại giá trị nhất để hiểu và ủng hộ.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Người lao động được quyết định những gì trong doanh nghiệp?

nam dương |

Tôi là người lao động đang đi làm cho một doanh nghiệp. Xin hỏi, người lao động được quyết định những gì khi đi làm?

Làm gì để Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp không còn nằm trên giấy?

Đặng Tiến |

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2020 ban hành sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2021 mang nhiều ý nghĩa và tác động lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng làm gì để doanh nghiệp và nhà đầu tư tận dụng cơ hội của luật để tiếp cận đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giúp các doanh nghiệp không bị bỡ ngỡ trong việc áp dụng luật vào thực tiễn?

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp FĐI

QUÁCH DU |

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài (FDI) tại Thanh Hóa đang cần tuyển lượng lớn lao động, qua đó, giúp nhiều người dân có cơ hội tiếp cận việc làm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người lao động được quyết định những gì trong doanh nghiệp?

nam dương |

Tôi là người lao động đang đi làm cho một doanh nghiệp. Xin hỏi, người lao động được quyết định những gì khi đi làm?

Làm gì để Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp không còn nằm trên giấy?

Đặng Tiến |

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2020 ban hành sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2021 mang nhiều ý nghĩa và tác động lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng làm gì để doanh nghiệp và nhà đầu tư tận dụng cơ hội của luật để tiếp cận đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giúp các doanh nghiệp không bị bỡ ngỡ trong việc áp dụng luật vào thực tiễn?

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp FĐI

QUÁCH DU |

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài (FDI) tại Thanh Hóa đang cần tuyển lượng lớn lao động, qua đó, giúp nhiều người dân có cơ hội tiếp cận việc làm.