Thuế VAT trước đây 3%, nay lên 10%, còn 7% đã đi về đâu?

Thế Lâm |

Tiếp tục bàn luận về mức thuế VAT dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%, thạc sĩ luật Lê Minh Khoa (Đại học Jean Moulin Lyon III, Cộng hòa Pháp) khẳng định, về nguyên tắc giá cước của Grab hay các ứng dụng khác khi thu của người tiêu dùng là giá cost, đã bao gồm khoản thuế VAT trong đó.

Trước đây, cơ quan thuế chỉ thu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 3% đối với Grab và tài xế là vì còn vướng về hành lang pháp lí trong việc thống nhất xác định loại hình hoạt động của Grab, Go-Viet…

Nay với Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã xác lập rõ loại hình hoạt động của các ứng dụng đặt xe, thạc sĩ Lê Minh Khoa (Đại học Jean Moulin Lyon III, Cộng hòa Pháp) đồng tình với quan điểm rằng, việc thu mức 10% thuế VAT chính là thu đúng và thu đủ. Grab cũng như các doanh nghiệp vận hành ứng dụng đặt xe khác phải có trách nhiệm khấu trừ từ doanh thu cuốc xe khoản 10% đó để đóng cho nhà nước.

Cũng theo phân tích của thạc sĩ Khoa, điều đó không có nghĩa là trước đây nhà nước chỉ thu mức thuế VAT 3% thì 7% còn lại là của Grab và đối tác tài xế. Bởi như đã nói, bản chất của thuế VAT là loại thuế tiêu dùng gián thu, người tiêu dùng đóng cho nhà nước thông qua việc thu hộ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bán hàng.

Vậy 7% kia đã đi về đâu trong những năm qua?

Trên thực tế, dù nhà nước thu mức 3% hay 10% thuế VAT đối với dịch vụ xe công nghệ thì người tiêu dùng là khách hàng cũng đã chi trả một lần chứ không hề nhận được phần hoàn lại khoản 7% mà nhà nước chưa thu đến.

Trên thực tế, khoản 7% còn lại đó, lâu nay được xem là doanh thu của Grab và thu nhập của tài xế, chia theo tỉ lệ Grab-tài xế là 20%-80% hoặc 25%-75%. Theo thạc sĩ Khoa, trong trường hợp theo Nghị định 126 nhà nước tăng mức thuế VAT lên 10% cũng đồng nghĩa là thu nốt khoản 7% còn lại, thì về nguyên tắc số tiền này phải chảy ngược từ phía Grab và tài xế về cho nhà nước, chứ người tiêu dùng không phải đóng thêm thuế hoặc phía Grab cũng không được thu thêm thuế từ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, khi các tài xế phải “trả lại” khoản 7% thuế VAT trên, về mặt cảm xúc chủ quan cũng như về nhận thức, họ cho rằng họ đang bị mất, bị lấy đi. Còn cách Grab tăng mức khấu trừ, theo thạc sĩ Khoa, có thể chưa minh bạch hoặc chưa truyền thông đủ rõ ràng, hoặc cũng có thể về nhận thức giới tài xế chưa hiểu rõ hết.

Thạc sĩ Khoa cho rằng, vấn đề ở đây thuộc về mối quan hệ giữa Grab và tài xế chứ phía Grab không được nại lí do vì nhà nước tăng thuế cho nên Grab phải tăng chiết khấu hay khấu trừ… Vì về bản chất, nhà nước thu mức thuế VAT 3% hay 10% thì khoản thuế VAT (số tiền đó) vẫn còn nằm trong khoản doanh thu cuốc xe mà Grab đã thu về và sau đó ăn chia với đối tác tài xế.

Và thạc sĩ Khoa cũng phân tích thêm rằng, trong sự phản ứng của tài xế đối với Grab mấy ngày qua, cũng có một phần nguyên nhân từ tâm lí của họ nghi ngờ việc bị tăng chiết khấu (thực chất là khấu trừ thêm khi thuế VAT tăng lên 10%) nhưng liệu Grab có khai thuế khoản thu thêm từ tài xế để đóng cho nhà nước hay không.

Việc kiểm tra, giám sát vấn đề này thuộc về cơ quan thuế. Và doanh nghiệp nếu không khai đúng, khai đủ thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm tài xế Grab tập trung, phản đối tăng chiết khấu thuế VAT

C.NGUYÊN - TR.VƯƠNG |

Rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung về văn phòng đại diện của GrabBike (ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

Thuế xe ôm công nghệ 10%: Tài xế gửi tâm thư, nêu lên 4 lý lẽ để phản đối

Bảo Hân |

Trước thông tin về thuế xe ôm công nghệ 10%, theo đó, lái xe công nghệ ngoài chi phí phải trả cho sử dụng ứng dụng còn phải trả thêm 10% thuế VAT được tính trên doanh thu mỗi lần hoàn thành đơn giao hàng cho khách hàng, một tài xế xe ôm công nghệ đã gửi “tâm thư” về vấn đề này.

Tăng mức thuế lên 10%: Tài xế xe ôm công nghệ kêu than

Chân Phúc - Thanh Vũ |

Từ ngày 5.12, tất cả đối tác tài xế công nghệ được xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế GTGT 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay. Trước vấn đề này, nhiều tài xế xe công nghệ cho rằng mức thu thuế này không hợp lý, vì thực chất họ cũng chỉ là người chạy xe ôm, lao động chân tay, mức thuế như vậy là cao so với thu nhập.

Tổng cục Thuế sẽ cung cấp thông tin cụ thể về Nghị định 126/2020

CAO NGUYÊN |

Chiều nay 1.12, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức họp báo chuyên đề để cung cấp thông tin về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Hàng trăm tài xế Grab tập trung, phản đối tăng chiết khấu thuế VAT

C.NGUYÊN - TR.VƯƠNG |

Rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung về văn phòng đại diện của GrabBike (ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

Thuế xe ôm công nghệ 10%: Tài xế gửi tâm thư, nêu lên 4 lý lẽ để phản đối

Bảo Hân |

Trước thông tin về thuế xe ôm công nghệ 10%, theo đó, lái xe công nghệ ngoài chi phí phải trả cho sử dụng ứng dụng còn phải trả thêm 10% thuế VAT được tính trên doanh thu mỗi lần hoàn thành đơn giao hàng cho khách hàng, một tài xế xe ôm công nghệ đã gửi “tâm thư” về vấn đề này.

Tăng mức thuế lên 10%: Tài xế xe ôm công nghệ kêu than

Chân Phúc - Thanh Vũ |

Từ ngày 5.12, tất cả đối tác tài xế công nghệ được xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế GTGT 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay. Trước vấn đề này, nhiều tài xế xe công nghệ cho rằng mức thu thuế này không hợp lý, vì thực chất họ cũng chỉ là người chạy xe ôm, lao động chân tay, mức thuế như vậy là cao so với thu nhập.

Tổng cục Thuế sẽ cung cấp thông tin cụ thể về Nghị định 126/2020

CAO NGUYÊN |

Chiều nay 1.12, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức họp báo chuyên đề để cung cấp thông tin về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.