Thuế tiêu thụ đặc biệt với sản xuất đồ uống có cồn đã lạc hậu, cần thay đổi

Vũ Long |

Thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành sản xuất đồ uống có cồn không còn phù hợp, cần nghiên cứu để thay đổi, nhằm giảm tiêu thụ mặt hàng này.

Lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tăng gấp đôi

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong những năm qua, hiệu quả của các chính sách quản lý đối với đồ uống có cồn và phương pháp tính thuế đối với mặt hàng này còn nhiều vấn đề đáng chú ý. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam, trong cả khu vực chính thức lẫn phi chính thức, có tốc độ tăng rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cụ thể, giai đoạn 2003-2005, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt trung bình 3,8 lít/người/năm thì giai đoạn 2015-2017 đã tăng vọt lên 8,3 lít/người/năm.

Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)  nhấn mạnh: Như vậy, trong khoảng 10 năm, lượng tiêu thụ bình quân một người trong năm đã tăng hơn 2 lần, tốc độ tăng trung bình/năm đã lên tới 8,1%.

Các đại biểu cho rằng, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn đã không còn phù hợp. Ảnh: L.Hiệp
Các đại biểu cho rằng, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn đã không còn phù hợp. Ảnh: L.Hiệp

Có ý kiến cho rằng tăng tiêu thụ cồn nguyên chất có nguyên nhân từ việc sử dụng các loại đồ uống có cồn chưa được ghi nhận/phi chính thức và các sản phẩm buôn lậu, là các sản phẩm được bán và tiêu thụ ngoài các kênh chính thống do nhà nước quản lý và thống kê.

Theo thống kê của WHO, trong 8,3 lít cồn nguyên chất/người/năm tiêu thụ giai đoạn 2015-2017, lượng rượu, bia tiêu thụ chính thức là 3,1 lít/người/năm, còn lượng rượu, bia tiêu thụ không chính thức ước tính lên đến 5,2 lít/người/năm, chiếm 63,85% tổng lượng rượu, bia tiêu thụ. Mặt khác, tỉ lệ người lạm dụng rượu bia cũng tăng cao, tỉ lệ người không sử dụng giảm trong thời gian qua.

Cần thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn

Sáng 8.4, tại hội thảo “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”, do CIEM tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, những kết quả đạt được của chính sách quản lý đối với đồ uống có cồn nói chung và chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn nói riêng chưa được như kỳ vọng.

“Một trong những nguyên nhân được cho là do phương pháp thuế tương đối theo giá bán buôn của sản phẩm đang áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn tại Việt Nam không hiệu quả nếu xét trên các khía cạnh về giảm lượng cồn nguyên chất tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước” – ông Nguyễn Hoa Cương nói.

Phân tích thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hoa Cương cho rằng phương pháp này không còn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước phát triển đã chuyển hoàn toàn sang đánh thuế tuyệt đối (như Úc, Canada, Nhật Bản, Mỹ và hầu hết các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - PV)) và các nước láng giềng và có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam cũng đã chuyển dần sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp đối với mặt hàng này (như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia)

Do đó, việc đề xuất áp dụng một phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn là cần thiết, để có thể đáp ứng hiệu quả hơn các mục tiêu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Để có chính sách thuế hữu hiệu đối với mặt hàng đồ uống có cồn, nhóm nghiên cứu của CIEM đưa ra 5 kịch bản:

Kịch bản 1: Giữ nguyên phương pháp thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình (cụ thể, trong 2 năm đầu tiên, áp dụng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt 70% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 40% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ. Trong 2 năm tiếp theo: 75% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 45% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ);

Kịch bản 2: Áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp cả thuế suất tương đối trên giá bán buôn của sản phẩm và thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít sản phẩm tiêu thụ (theo đó, giữ nguyên mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt tương đối, cụ thể: 65% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 35% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ; đồng thời áp dụng thêm mức thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ đối với từng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn);

Kịch bản 3: Tương tự kịch bản 2, song thuế suất tuyệt đối tính trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì mỗi lít sản phẩm tiêu thụ;

Kịch bản 4: Giảm mạnh mức thuế suất tương đối từ năm thứ 2 và tăng mạnh mức thuế tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ;

Kịch bản 5: Tương tự kịch bản 4, tuy nhiên thuế tuyệt đối sẽ áp dụng trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì là mỗi lít tiêu thụ.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Một số đồ uống giàu chất điện giải cho F0 và hậu COVID-19

Trang Thiều (T/H) |

Với các bệnh nhân F0, việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số thức uống tốt cho sức khỏe F0 và hậu COVID-19.

6 loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi số ca COVID-19 tăng nhanh

MẠNH HOẠT (THEO EATING WELL) |

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều rất cần thiết, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Eating Well đã gợi ý 6 đồ uống giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình.

6 loại đồ uống gây hại cho sức khỏe nếu uống sau bữa tối

MẠNH HOẠT (THEO BOLDSKY) |

Mỗi loại đồ uống đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, Boldsky đã chỉ ra 6 loại đồ uống có thể gây hại cho cơ thể và vóc dáng nếu bạn uống sau bữa tối.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một số đồ uống giàu chất điện giải cho F0 và hậu COVID-19

Trang Thiều (T/H) |

Với các bệnh nhân F0, việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số thức uống tốt cho sức khỏe F0 và hậu COVID-19.

6 loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi số ca COVID-19 tăng nhanh

MẠNH HOẠT (THEO EATING WELL) |

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều rất cần thiết, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Eating Well đã gợi ý 6 đồ uống giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình.

6 loại đồ uống gây hại cho sức khỏe nếu uống sau bữa tối

MẠNH HOẠT (THEO BOLDSKY) |

Mỗi loại đồ uống đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, Boldsky đã chỉ ra 6 loại đồ uống có thể gây hại cho cơ thể và vóc dáng nếu bạn uống sau bữa tối.