Thủ tướng Chính phủ: “Tiềm lực trong mỗi người dân của chúng ta rất lớn”

Khánh Vũ |

Tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” tổ chức sáng nay (7.8), Thủ tướng đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư và các tầng lớp chung sức tạo nên một cuộc bứt phá mới trong năng suất lao động.

Mở đầu phát biểu, Thủ tướng cho rằng tính năng suất lao động theo cách lấy GDP chia cho tổng số lao động thì con số này của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, dẫn lời của GS. Michael Porter (người đưa ra lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia), Thủ tướng nêu: “Chúng ta phải hiểu đầy đủ rằng năng suất sử dụng các nguồn lực bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác, trong đó đặc biệt là năng suất của lao động đóng vai trò trung tâm, vì đây là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho năng lực cạnh tranh, mặc khác đây là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các quốc gia”.

Chỉ số năng suất lao động tại Việt Nam chưa cao do xuất phát điểm thấp nhưng “tiềm lực trong mỗi người dân của chúng ta rất lớn”. Điều này thể hiện mức tăng năng suất lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước ASEAN cũng như nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, năm 2018, tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016 – 2018 tăng 5,8%.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ, trong tăng năng suất, thì con người là vấn đề chủ lực, năng suất lao động không đơn thuần chỉ là khoa học công nghệ.

Định hướng đúng nhưng phải có thể chế chính sách phù hợp, không thể cho rằng chỉ cần đưa công nghệ vào là được, mà phải chú trọng đổi mới giáo dục, đào tạo nhân lực, phân luồng học sinh ngay từ cấp cơ sở.

“Nếu như Việt Nam chỉ cần có 100 bà Thái Hương (Chủ tịch tập đoàn TH-PV), 50 bà Kiều Liên (bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sữa Việt Nam–PV) trong lĩnh vực sữa thì nền nông nghiệp Việt Nam đã khác” - Thủ tướng nêu ý kiến.

Dưới cái nhìn của Thủ tướng, trong nhiều năm qua, năng suất lao động của người Việt Nam đã được cải thiện, không ngừng tăng lên và Việt Nam đang là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra rằng, hiện còn nhiều "điểm nghẽn" khiến năng suất nói chung và năng suất lao động nói riêng bị hạn chế điều kiện để “bung ra” và phát triển.

“Cái gốc là cải cách thể chế chính sách, pháp luật, kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động, cạnh tranh về thị trường lao động… Trình độ và kỹ năng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Với trên 50% nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Phân tích cặn kẽ những “điểm nghẽn” ảnh hưởng và cản trở đến năng suất lao động, Thủ tướng đã chỉ ra 6 định hướng và 6 nhóm nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện.

Trong đó, cần tập trung nâng cao năng lực quản trị của nhà nước, nâng cao năng lực quốc gia, xây dựng cơ chế để người lao động được trao cơ hội để phát huy nâng cao năng lực của mình để đưa đất nước thịnh vượng; cải thiện tính hiệu quả của thị trường lao động của cả 2 lĩnh vực “cung” và “cầu”; thiết lập cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút tài năng; xây dựng một có chế đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục; tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc; tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, gia nhập vào dòng chảy thương mại của thế giới… theo phương châm “hội nhập bên ngoài để cải cách bên trong”.

Kết luận hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào năng suất lao động quốc gia sâu rộng trong toàn xã hội. “Chính phủ, Thủ tướng, cả bộ máy chính trị cùng đồng hành với doanh nghiệp và người dân, kề vai sát cánh chung sức, chung lòng để đưa đất nước Việt Nam phát triển” - Thủ tướng kêu gọi, đồng thời khẳng định: Tăng năng suất lao động, mục đích cuối cùng là để đất nước Việt Nam phát triển hơn.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Tăng năng suất lao động là đòi hỏi của thời đại

Lê Thanh Phong |

Điều kiện và môi trường làm việc của nhà máy kém thì không thể có năng suất lao động cao, máy móc, dây chuyền công nghệ quá cũ thì công nhân có giỏi cũng không thể làm nhanh thay máy. Doanh nghiệp không đầu tư công nghệ, vẫn chỉ hô “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” như khẩu hiệu, thì không thể có năng suất lao động cao.

Tạo bước đột phá về nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm

B.C.Đ |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tổ chức phát động phong trào thi đua đặc biệt trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và các cấp CĐ lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập CĐVN (28.7.1929 - 28.7.2019) và khẩn trương đưa Nghị quyết Đại hội XII CĐVN (nhiệm kỳ 2018 - 2023) vào cuộc sống.

Năng suất lao động thấp kìm hãm tăng trưởng GDP

PHONG NGUYỄN |

Sáng 26.9.2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) với sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức Chương trình Đối thoại chính sách “Tăng năng suất lao động cho Việt Nam”.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Tăng năng suất lao động là đòi hỏi của thời đại

Lê Thanh Phong |

Điều kiện và môi trường làm việc của nhà máy kém thì không thể có năng suất lao động cao, máy móc, dây chuyền công nghệ quá cũ thì công nhân có giỏi cũng không thể làm nhanh thay máy. Doanh nghiệp không đầu tư công nghệ, vẫn chỉ hô “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” như khẩu hiệu, thì không thể có năng suất lao động cao.

Tạo bước đột phá về nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm

B.C.Đ |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tổ chức phát động phong trào thi đua đặc biệt trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và các cấp CĐ lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập CĐVN (28.7.1929 - 28.7.2019) và khẩn trương đưa Nghị quyết Đại hội XII CĐVN (nhiệm kỳ 2018 - 2023) vào cuộc sống.

Năng suất lao động thấp kìm hãm tăng trưởng GDP

PHONG NGUYỄN |

Sáng 26.9.2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) với sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức Chương trình Đối thoại chính sách “Tăng năng suất lao động cho Việt Nam”.