Thủ phủ tôm khát vốn

NHẬT HỒ |

Tình trạng thiếu vốn, thiếu cơ chế chính sách liên quan đến tín dụng cho việc đầu tư nuôi tôm tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng liên tiếp được cảnh báo. Hàng loạt cuộc hội thảo nhằm tháo gỡ khó khăn này được diễn ra. Tuy nhiên, ngân hàng và khách hàng gần như chưa gặp nhau liên quan đến… tiền bạc.

Thiếu vốn trầm trọng

Để nâng cấp, mở rộng mô hình nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh, đòi hỏi người nuôi tôm phải có vốn đầu tư rất lớn. Ông Nguyễn Văn Thanh - hộ nuôi tôm tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu - cho biết: “Để hoàn chỉnh hạ tầng cho 1ha nuôi tôm theo mô hình thâm canh cần đến 4 tỉ đồng. Nếu ngân hàng không hỗ trợ vốn, người nuôi không có cách nào đầu tư được”.

Trên thực tế, những năm gần đây, người dân rất khó tiếp cận, thậm chí gần như không tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng do đã vay nợ ngân hàng từ trước đó. Khó lại thêm khó, ông Nguyễn Chí Khanh - xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, Cà Mau - than thở: “Hiện tôi đang thực hiện mô hình nuôi tôm trải bạt diện rộng. Tuy là phương án khả thi, có lợi nhuận thấy được trong tương lai, thế nhưng, sổ đỏ của gia đình đã thế chấp, đưa phương án sản xuất để thuyết phục ngân hàng cho vay thêm là rất khó”.

Để có vốn nuôi tôm, phần lớn người nuôi tôm hiện nay phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của các đại lý thông qua việc mua nợ vật tư đầu vào với giá cao hơn thực tế 20-40%. Vì vậy, suất đầu tư cho các mô hình nuôi tôm tới đây cũng cần được thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư cho người nuôi do còn ngại rủi ro mất vốn và nhất là vướng các quy định pháp luật.

Với vai trò là tổ chức của người nuôi tôm Sóc Trăng, ông Võ Quan Huy - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh - cho rằng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần có chủ trương rõ ràng, cụ thể theo hướng mở về các quy định đối với các ngân hàng thương mại khi đầu tư cho những dự án nông nghiệp. Cần xem vốn - nông dân - công nghệ - thiết bị là quy trình cơ bản để xem xét trách nhiệm của ngân hàng khi có phát sinh nợ xấu cho vay trong nuôi tôm, để giúp các ngân hàng mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Về phía ngân hàng, theo ông Huy cần có đầy đủ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định hoặc thuê đơn vị thẩm định độc lập chuyên ngành và tham khảo, tìm hiểu thêm về cơ chế đầu tư vốn cho nông nghiệp từ các nước trong khu vực.

Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Hồng Ngoãn - người được xem là “vua tôm” - nhận định: Không tiếp xúc với ngân hàng được, người nuôi tôm sẽ vay từ đại lý thức ăn, thuốc thú y. Điều này sẽ làm tăng giá thành con tôm lên và vô tình xuất hiện tín dụng ngoài luồng từ những đầu tư gián tiếp này.

Ngân hàng và khách hàng chưa gặp nhau

Chính phủ đã có Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (gọi tắt là Nghị định 55) để hỗ trợ người dân vay vốn. Thế nhưng, Nghị định 55, cho vay tín chấp lên đến 100 triệu đồng, cộng thêm phần vay thế chấp có thể hỗ trợ chi phí nuôi cho bà con. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, hầu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người nuôi tôm đã nằm ở ngân hàng hết rồi. Mặc dù là cho vay tín chấp, không làm thủ tục như thế chấp, nhưng cái khó là người nuôi phải gửi quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nguồn gốc đất canh tác cho ngân hàng. Trong khi đó hầu hết sổ đỏ của dân đã nằm trong ngân hàng trước đó.

Một cán bộ ngân hàng tại Cà Mau cho rằng, hiện nguồn vốn của ngân hàng không thiếu, đang chờ nông dân đến vay. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ không vay được vốn là do còn thiếu nợ cũ chưa trả, nợ tồn đọng kéo dài nên không thể cho vay tiếp. Đối với những hộ nuôi có phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng sẵn sàng xem xét có thể tiếp tục cho vay thêm, giúp người dân có điều kiện vượt qua khó khăn.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - đã có ý kiến chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng nhà nước tại các địa phương cần có trách nhiệm giám sát các vấn đề khó khăn của nông dân, để giúp họ được tiếp cận vay vốn. Các doanh nghiệp, người nuôi tôm cần chủ động tiếp cận các ngân hàng thương mại để cùng nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn. Tăng cường đối thoại, tìm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp nói chung và con tôm, cá tra nói riêng để góp phần hoàn thành mục tiêu Chính phủ đề ra.

Chính quyền cũng gặp khó

Ông Lương Ngọc Lân - Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu - cho rằng, Bạc Liêu đang xây dựng vùng nguyên liệu tôm với các mô hình thâm canh, siêu thâm canh. Tuy nhiên, hiện tại ngoài các DN đầu tư, 139 hộ đang nuôi đều khó khăn về vốn. “Chúng tôi đang mở rộng diện tích, nâng cao năng suất con tôm, nhưng ngân hàng không đầu tư thì vô cùng khó khăn” - ông Lân cho biết.

Trong khi đó, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - cho biết: “Cái khó là ngân hàng cũng là DN kinh doanh tiền tệ. Chúng tôi hiểu rất rõ điều này, Bạc Liêu cũng đã kiến nghị Chính phủ xem xét nâng giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh để có nguồn tài sản thế chấp vay được nhiều hơn, ít rủi ro hơn”.

Bạc Liêu cũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bạc Liêu phối hợp với các ngân hàng thương mại tháo gỡ khó khăn về vốn cho người nuôi tôm.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng lạc quan

H.M |

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 5.2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 700 triệu USD tăng 2,3% so với tháng 4.2018, tương đương kim ngạch xuất khẩu tháng 5.2017.

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang bước qua “vùng đáy”

Phong Nguyễn |

Tại diễn đàn kinh tế 2018 Việt Nam - ViEF 2018 tổ chức sáng 5.6.2018 phiên đầu tiên với chuyên đề nông nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”, trả lời câu hỏi của báo chí bên lề hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận - nhấn mạnh: Giá tôm nguyên liệu giảm là xu hướng chung của thế giới, không riêng gì Việt Nam. Cả doanh nghiệp (DN) và người nuôi nên bình tĩnh, theo dõi tình hình và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Ngành tôm lại “đỏng đảnh” vì giá

NHẬT HỒ |

Trong bối cảnh giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu liên tiếp sụt giảm, ngày 3.6 tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững. Thêm một lần nữa, câu chuyện giảm giá thành, xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm được các đại biểu rất quan tâm.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng lạc quan

H.M |

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 5.2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 700 triệu USD tăng 2,3% so với tháng 4.2018, tương đương kim ngạch xuất khẩu tháng 5.2017.

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang bước qua “vùng đáy”

Phong Nguyễn |

Tại diễn đàn kinh tế 2018 Việt Nam - ViEF 2018 tổ chức sáng 5.6.2018 phiên đầu tiên với chuyên đề nông nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”, trả lời câu hỏi của báo chí bên lề hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận - nhấn mạnh: Giá tôm nguyên liệu giảm là xu hướng chung của thế giới, không riêng gì Việt Nam. Cả doanh nghiệp (DN) và người nuôi nên bình tĩnh, theo dõi tình hình và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Ngành tôm lại “đỏng đảnh” vì giá

NHẬT HỒ |

Trong bối cảnh giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu liên tiếp sụt giảm, ngày 3.6 tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững. Thêm một lần nữa, câu chuyện giảm giá thành, xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm được các đại biểu rất quan tâm.