Thông tư 19 phù hợp với thực tiễn thanh toán thương mại biên giới Việt Nam và Trung Quốc: Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các giao dịch thu, chi

LAN HƯƠNG |

Ngày 28.8.2018, Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Thông tư 19).

Thông tư 19 được ban hành là nhằm hướng dẫn việc thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc theo nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 14 và khắc phục những bất cập trong thực tiễn thanh toán đã thực hiện từ nhiều năm nay. Theo đại diện NHNN, thông tư quy định cụ thể hoạt động sử dụng tài khoản Nhân dân tệ (CNY), VND nhằm tạo cơ sở pháp lý để thương nhân Việt Nam, Trung Quốc thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng bản tệ trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Các quy định của Thông tư 19 hợp pháp và hợp hiến

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 12.9, LS Trương Thanh Đức - Chủ tịch Cty Luật Basico - cho biết: “Đây không phải là thông tư đầu tiên quy định về việc này, mà đã có những quy định tương tự từ 24 năm trước đây theo Thông tư số 06/TT-NH8 ngày 18.3.1994 và Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 7.6.2004 của Ngân hàng Nhà nước”.

Luật Các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Ngoại hối hiện hành đều khẳng định rõ nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam, đồng tiền Việt Nam là đồng tiền duy nhất được lưu hành. Đó cũng là tinh thần của Hiến pháp. Các ngoại tệ có thể được sử dụng làm phương tiện giao dịch, thanh toán trong các giao dịch dân sự, nhưng đều phải qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng được phép giao dịch ngoại hối, và chịu sự giám sát, kiểm soát của Nhà nước.

Vậy các quy định trong Thông tư 19 có trái với Hiến pháp quy định “Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam” hay không?

Theo LS Trương Thanh Đức, quy định về việc thanh toán bằng đồng tiền Nhân dân tệ (CNY) và ngoại tệ mạnh như USD tại khu vực biên giới không hề trái với quy định “Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam” tại Điều 55 Hiến pháp năm 2013, càng không trái với luật và pháp lệnh, nhất là theo nguyên tắc chung thì ưu tiên áp dụng quy định của Hiệp định khi có quy định khác với luật. Như vậy, có thể hiểu là VND vẫn là đồng tiền pháp định, được lưu hành thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam và càng không có chuyện Thông tư 19 quy định việc thanh toán bằng đồng tiền CNY tại khu vực biên giới là vi hiến.

Vận chuyển trái phép tiền qua biên giới phạt 10 năm tù

Thông tư 19 đã quy định, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ và khu vực biên giới của Việt Nam thì chỉ được phép thanh toán tiền mặt VND, còn đối với đồng CNY thì chỉ được thanh toán qua tài khoản ngân hàng (Điều 9). Chỉ riêng đối với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân thì mới được phép thanh toán bằng tiền mặt CNY trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (Điều 4.2). Trong trường hợp này, thương nhân phải nộp tiền ngay vào tài khoản mở tại ngân hàng thương mại trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền mặt CNY.

Trước các ý kiến lo ngại việc cho phép thanh toán bằng đồng CNY tại khu vực biên giới có thể dẫn đến việc đồng CNY sẽ được dùng thanh toán tương tự như VND trên lãnh thổ Việt Nam, LS Trương Thanh Đức cho biết, cũng giống như đối với các ngoại tệ khác, việc thanh toán bằng đồng CNY ngoài khu vực biên giới là bất hợp pháp và người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với số tiền rất lớn, đồng thời bị tịch thu toàn bộ số tiền thanh toán vi phạm. Nếu người dân nắm rõ quy định này và các cơ quan chức năng làm hết trách nhiệm thì không đáng lo ngại. Hơn nữa, việc thanh toán tương tự không phải mới phát sinh mà đã được thực hiện từ năm 1994.

Cụ thể, theo LS Trương Thanh Đức, nếu sử dụng đồng tiền mặt CNY để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trái với quy định trên thì cá nhân có thể bị xử phạt từ 200 - 250 triệu đồng và tổ chức có thể bị xử phạt gấp đôi số tiền này theo quy định. Nếu vận chuyển trái phép qua biên giới số tiền VND hay CNY có trị giá trừ 5 triệu đồng trở lên thì có thể bị xử phạt đến 100 triệu đồng (đối với cá nhân) hoặc 200 triệu đồng (đối với tổ chức). Nếu vận chuyển trái phép qua biên giới số tiền VND hay CNY có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại Điều 189 về “Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”, Bộ luật Hình sự năm 2015, với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù.

Thông tư 19 hướng dẫn Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23.1.2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới (Nghị định 14) và thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 7.6.2004 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc (Quyết định 689).

LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

3 sếp xứ Thanh đi xúc tiến thương mại du lịch dự chi 1,7 tỷ đồng: "Đốt" tiền ngân sách là chính

Phạm Dung |

Sự việc 3 lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đi xúc tiến thương mại du lịch tại Mỹ với dự chi hơn 1,7 tỷ đồng đang được dư luận hết sức quan tâm. 

Các chiêu "rửa tiền" tinh vi của “ông trùm đánh bạc” Phan Sào Nam

Cường Ngô |

Sau khi thu lời bất chính, Nam chuyển tiền lòng vòng qua nhiều nấc trung gian đến người thân, bạn bè để gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn các dự án, mua bất động sản, hợp thức số tiền do phạm tội Tổ chức đánh bạc.

Thanh toán bằng tiền mặt là “hé cửa” cho lòng tham

LAN HƯƠNG |

Từ câu chuyện GNN Express tuyên bố ngừng hoạt động khiến 600 chủ shop “khốn đốn” vì khoản tiền 5,5 tỉ đồng không biết bao giờ đòi được, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực logistics để hiểu hơn về loại hình ship COD (thanh toán tiền mặt sau khi nhận hàng) và điểm yếu của mắt xích quan trọng này trong chuỗi logistics của Việt Nam.

Cứu thành công cháu bé 9 tuổi bị mắc kẹt ở khe hẹp giữa 2 nhà

Văn Đức |

Lào Cai - Lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công cháu bé bị mắc kẹt giữa 2 tường nhà sau 30 phút.

Bình Dương: 1 giám đốc trung tâm đăng kiểm làm việc với cơ quan điều tra

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 13.1, trên mạng xôn xao tin đồn giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ ở các trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố.

Khánh thành cầu trị giá hơn 2 tỉ do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ

NHÓM PV |

Cần Thơ - Chiều 13.1, cầu kênh A7 ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, do Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng Lao Động tài trợ xây dựng đã chính thức được khánh thành.

Nghề làm bánh phồng tôm truyền thống 3 đời tất bật sản xuất bán Tết

TẠ QUANG |

Vào những ngày cận Tết, cơ sở bánh gia truyền 3 đời nức tiếng tại TP. Cần Thơ “bánh phồng tôm Dương gia” lại tất bật sản xuất bánh bán Tết và kiếm thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Thang máy chung cư rơi ở Nha Trang: Yêu cầu công khai chất lượng kiểm định

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi mời chủ đầu tư lên làm việc, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã yêu cầu có báo cáo khắc phục sự cố thang máy rơi. Trước mắt, Sở yêu cầu chủ đầu tư công khai thông tin kiểm định các tháng máy để người dân giám sát.

3 sếp xứ Thanh đi xúc tiến thương mại du lịch dự chi 1,7 tỷ đồng: "Đốt" tiền ngân sách là chính

Phạm Dung |

Sự việc 3 lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đi xúc tiến thương mại du lịch tại Mỹ với dự chi hơn 1,7 tỷ đồng đang được dư luận hết sức quan tâm. 

Các chiêu "rửa tiền" tinh vi của “ông trùm đánh bạc” Phan Sào Nam

Cường Ngô |

Sau khi thu lời bất chính, Nam chuyển tiền lòng vòng qua nhiều nấc trung gian đến người thân, bạn bè để gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn các dự án, mua bất động sản, hợp thức số tiền do phạm tội Tổ chức đánh bạc.

Thanh toán bằng tiền mặt là “hé cửa” cho lòng tham

LAN HƯƠNG |

Từ câu chuyện GNN Express tuyên bố ngừng hoạt động khiến 600 chủ shop “khốn đốn” vì khoản tiền 5,5 tỉ đồng không biết bao giờ đòi được, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực logistics để hiểu hơn về loại hình ship COD (thanh toán tiền mặt sau khi nhận hàng) và điểm yếu của mắt xích quan trọng này trong chuỗi logistics của Việt Nam.