Thị trường Nhật Bản có sức hút mạnh với lao động Việt Nam

ANH THƯ |

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 lao động, trong đó dẫn đầu là thị trường Nhật Bản.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng thực tập sinh hàng năm gia tăng nhanh chóng. Năm 2013, lần đầu tiên lao động được phái cử sang Nhật Bản vượt ngưỡng 10.000 người/năm; năm 2015 đạt trên 30.000 người và năm 2017 là trên 54.000 người. Năm 2018, thị trường Nhật Bản đạt gần 69.000 lao động.

Tổng số lao động Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản khoảng 126.000 người. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số lao động đang thực tập sinh tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử.

Bước sang năm 2019, số lượng lao động đi làm việc ở Nhật Bản dự báo sẽ tiếp tục tăng do dự luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi chính thức được Thượng viện Nhật Bản thông qua mới đây và sẽ có hiệu lực từ tháng 4.2019.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước đánh giá, với dự luật mới, Nhật Bản ước tính sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài trong 5 năm tới. Dự luật đang mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam.

Về các ngành nghề thị trường Nhật Bản sẽ tiếp nhận, bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết: Theo nội dung trong luật, trước mắt, Nhật Bản sẽ tiếp nhận lao động nước ngoài trong 14 ngành nghề: Xây dựng, đóng tàu/công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ôtô và hàng không.

Trong năm 2018, sau thị trường Nhật Bản, các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam gồm có: Đài Loan hơn 60.000 lao động, Hàn Quốc: 6.538 lao động, Ả rập - Xê út: 1.920 lao động, Rumania: 1.319 lao động, Malaysia: 1.102 lao động, Algeria: 1.014 lao động, Kuwait: 794 lao động và các thị trường khác.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Giúp người nghèo làm giàu trên “cánh đồng công nghiệp”

LỤC TÙNG |

Chỉ sau 5 năm tái khởi động, xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem như “cánh đồng công nghiệp” của Đồng Tháp. Ở đó không chỉ giải quyết cho hàng nghìn LĐ vươn lên thoát nghèo, mỗi năm mang về cho tỉnh hàng trăm tỉ đồng, mà còn tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để gieo cấy “mùa vàng” tại quê hương trong tương lai không xa.

Vụ khách hàng đòi tiền nữ “giảng viên đại học”: Rủi ro khi nộp tiền xuất khẩu lao động cho cá nhân

VĂN TRUNG |

Liên quan vụ nhiều người dân tố cáo người môi giới xuất khẩu lao động ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thu mỗi người hàng trăm triệu đồng rồi dây dưa không trả, đại diện cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh đã đưa ra khuyến cáo.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.

4 khu nghỉ dưỡng cho cuối tuần xanh mát gần Hà Nội

Hà Nguyễn |

Những khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần Hà Nội được nhiều người ưa thích cho dịp cuối tuần khi thời tiết xuân ấm áp với hương sắc của cây cỏ, hoa lá...

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.

Xe tải mất lái, húc bay loạt ôtô chạy trên đèo Mimosa

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chiếc xe tải mất lái khi đang lưu thông trên đèo Mimosa đoạn từ TP Đà Lạt về hướng TPHCM đã tông liên tiếp vào 3 ôtô chạy trên đường.

Công ty luyện kim đen Thái Nguyên tiếp tục bị dân tố bức tử môi trường

Phùng Minh |

Kể từ khi Công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên đi vào hoạt động cũng là ngần ấy năm, người dân Chí Son phải sống trong cảnh bất an. Không chỉ gây tiếng ồn, khói bụi, những dòng nước đen kịt từ nhà máy luyện gang thép này còn khiến người dân vô cùng bức xúc.

Giúp người nghèo làm giàu trên “cánh đồng công nghiệp”

LỤC TÙNG |

Chỉ sau 5 năm tái khởi động, xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem như “cánh đồng công nghiệp” của Đồng Tháp. Ở đó không chỉ giải quyết cho hàng nghìn LĐ vươn lên thoát nghèo, mỗi năm mang về cho tỉnh hàng trăm tỉ đồng, mà còn tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để gieo cấy “mùa vàng” tại quê hương trong tương lai không xa.

Vụ khách hàng đòi tiền nữ “giảng viên đại học”: Rủi ro khi nộp tiền xuất khẩu lao động cho cá nhân

VĂN TRUNG |

Liên quan vụ nhiều người dân tố cáo người môi giới xuất khẩu lao động ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thu mỗi người hàng trăm triệu đồng rồi dây dưa không trả, đại diện cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh đã đưa ra khuyến cáo.

Vụ người dân vây nhà đòi tiền xuất khẩu lao động: Chồng bộ đội cũng ký giấy nhận tiền

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ nhiều người dân liên tục kéo đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên để đòi tiền phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) hé lộ thông tin bất ngờ: Chồng bà Liên là cán bộ quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cũng tham gia nhận tiền XKLĐ.