Thị trường gọi đồ ăn trực tuyến tiếp tục “thiêu đốt” nhà đầu tư

Thế Lâm |

Theo những thông tin mới nhất được rò rỉ từ Be, dự án dịch vụ gọi đồ ăn qua ứng dụng (Food Delivery) này đã phải tạm ngưng triển khai để tập trung vào mảng dịch vụ cốt lõi là gọi xe (Ride-hailing). Quyết định mới này cho thấy, dung lượng thị trường dịch vụ gọi đồ ăn đang khá nhỏ nhưng tính cạnh tranh thì lại khốc liệt.

“Chiếc bánh” chưa lớn lại toàn “ông lớn” tranh giành

Một số nhận định cho rằng thị trường gọi đồ ăn đang “màu mỡ”, “béo bở” là chưa hoàn toàn chính xác nếu so với thị trường ứng dụng gọi xe.

Cụ thể, theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường gọi đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam năm 2020 đạt giá trị khoảng 38 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 11%/năm. Trong khi đó, theo một công bố nghiên cứu mới nhất của Google và Temasek, đến năm 2025 giá trị thị trường gọi đồ ăn trực tuyến có thể tăng gấp 4 lần đạt khoảng 2 tỉ USD.

Có sự khác biệt giữa hai nghiên cứu là một bên đề cập đến giá trị doanh thu thuần và một bên tính theo tổng giá trị doanh thu gộp (cả giá trị của đồ ăn). Bởi khác với dịch vụ gọi xe, nguồn thu cở bản sẽ đổ về doanh nghiệp vận hành ứng dụng và sau đó được chia lại cho tài xế, còn dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến thường thì giá trị đồ ăn thức uống lớn hơn lớn hơn phí giao hàng nhiều lần.

Nếu tính theo con số nghiên cứu của Euromonitor thì thị trường gọi đồ ăn trực tuyến tính cho đến năm 2020 cũng còn khá nhỏ bé so với thị trường dịch vụ gọi xe. Thị trường gọi đồ ăn cho dù được Grab triển khai ở 15 tỉnh thành tuy nhiên thực sự sôi nổi chỉ chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, dịch vụ gọi xe ôm công nghệ đã triển khai tại hơn 40 tình thành trên cả nước.

Grab được cho rằng chiếm đến hơn 80% thị phần gọi đồ ăn trực tuyến (ảnh: PK).
Grab được cho rằng chiếm đến hơn 80% thị phần gọi đồ ăn trực tuyến (ảnh: PK).

“Chiếc bánh” chưa lớn lắm nhưng thị trường dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến đã chứng kiến nhiều cảnh bán mình cũng như chia tay bi đát vì sự cạnh tranh quá khốc liệt. Cuối năm 2018, dịch vụ gọi đồ ăn Lala của Scommerce đã tuyên bố ngừng hoạt động để tập trung vào dịch vụ cốt lõi là vận chuyển. Đến giữa năm 2019, một ứng dụng gọi đồ ăn trực tuyến mới đến từ Hàn Quốc là Baemin tham gia thị trường Việt Nam thông qua việc mua lại ứng dụng Vietnammm. Nhưng những cái tên có thị phần nhiều trong thị trường này chính là Grab, Now, Go-Viet.

Vắng bóng doanh nghiệp Việt

Với sự rút lui từ trung trứng nước của dự án dịch vụ beFood, thị trường này trong một thời gian khá dài sắp tới sẽ vắng bóng doanh nghiệp Việt Nam và nếu có “lính mới” gia nhập thì cũng rất ít có cơ hội “sóng sót”.

Suy cho cùng, “cuộc chiến” trên thị trường gọi đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam hiện nay vẫn là “đốt tiền” và thậm chí còn hơn cả mảng gọi xe vì nguồn thu phí dịch vụ trên mỗi đơn hàng thấp hơn, số lượng cuốc cũng ít hơn, phạm vi triển khai dịch vụ cũng hẹp hơn…

Trong một khoảng thời gian khá dài dịch vụ Go-Food được khuyến mãi miễn phí giao nhận (ảnh: PK).
Trong một khoảng thời gian khá dài dịch vụ Go-Food được khuyến mãi miễn phí giao nhận (ảnh: PK).

Go-Viet trong suốt một thời gian dài vừa qua phải khuyến mãi miễn phí giao hàng dịch vụ Go-Food để giữ được vị trí trong tốp 3 như hiện nay. Baemin có hậu thuẫn từ Hàn Quốc nguồn vốn cũng khá khẳm hơn, song đặt trong thế cạnh tranh với GrabFood, Now, Go-Food thì gặp rất nhiều bất lợi và càng bất lợi hơn nếu không “đốt tiền”.

Nội dung email của ông Trần Thanh Hải - CEO của Be - bị rò rỉ (ảnh: Cafebiz).
Nội dung email của ông Trần Thanh Hải - CEO của Be - bị rò rỉ (ảnh: Cafebiz).

Khi Lala phải rút lui, khi ứng dụng gọi đồ ăn trực tuyến Vietnamm bị sáp nhập, khi beFood phải ngừng tham vọng… cho thấy thị trường gọi đồ ăn trực tuyến đang thu ít, khó chiếm thị phần nhưng sẽ phải chi không ít để cạnh tranh.

Trong khi đó, từ Lala đến Be đều có mảng dịch vụ cốt lõi đang vận hành khá tốt và cần tập trung nhiều hơn nguồn lực để thúc đẩy. Mảng gọi xe của Be theo thống kê đã vượt Go-Viet trong 6 tháng đầu năm 2019 và lên vị trí thứ hai chỉ sau Grab, trong khi mảng giao hàng của Lala nằm trong tốp được người tiêu dùng sử dụng nhiều, vì thế họ có “tránh voi” thì cũng “chẳng xấu mặt nào”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

87% người dùng chọn GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất

An An |

GrabFood là nền tảng giao nhận hàng đầu Việt Nam, với 87% người tham gia khảo sát cho biết GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất, theo kết quả từ nghiên cứu độc lập của Kantar, được công bố vào tháng 8.2019.

Tài xế giao đồ ăn bị dọa từ chối đơn hàng - sự thật cần nhìn từ hai phía

Thế Lâm |

Chỉ vì các tài xế giao thức ăn của Grab và Go-Viet khi lấy thức ăn xong rời đi không xếp ghế ngồi lại ngay ngắn mà cửa hàng thức ăn nhanh B.K trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 10, TP.HCM) dán thông báo “dọa” rằng sẽ từ chối bán hàng...

Thị trường đặt đồ ăn "ngon" cỡ nào mà các ứng dụng "đánh nhau vỡ đầu?"

Thế Lâm |

Cùng một ứng dụng nhưng những Grab, Go-Viet, Zalo, FastGo… đang mở ra nhiều “mặt trận” đấu nhau nảy lửa. Mới nhất, dịch vụ Go-Food của Go-viet ra mắt đòi đấu với GrabFood, ZaloFood, Now.vn…

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

87% người dùng chọn GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất

An An |

GrabFood là nền tảng giao nhận hàng đầu Việt Nam, với 87% người tham gia khảo sát cho biết GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất, theo kết quả từ nghiên cứu độc lập của Kantar, được công bố vào tháng 8.2019.

Tài xế giao đồ ăn bị dọa từ chối đơn hàng - sự thật cần nhìn từ hai phía

Thế Lâm |

Chỉ vì các tài xế giao thức ăn của Grab và Go-Viet khi lấy thức ăn xong rời đi không xếp ghế ngồi lại ngay ngắn mà cửa hàng thức ăn nhanh B.K trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 10, TP.HCM) dán thông báo “dọa” rằng sẽ từ chối bán hàng...

Thị trường đặt đồ ăn "ngon" cỡ nào mà các ứng dụng "đánh nhau vỡ đầu?"

Thế Lâm |

Cùng một ứng dụng nhưng những Grab, Go-Viet, Zalo, FastGo… đang mở ra nhiều “mặt trận” đấu nhau nảy lửa. Mới nhất, dịch vụ Go-Food của Go-viet ra mắt đòi đấu với GrabFood, ZaloFood, Now.vn…