Thí điểm Mobile Money: Cần quản lý được nguồn tiền tại các nhà mạng

Văn Nguyễn |

Theo lộ trình dự kiến, ngay trong tháng 6.2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TTTT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước được triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Với hơn 135 triệu thuê bao di động, số tiền được chuyển qua tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa dịch vụ (Mobile Money) khi dịch vụ này được triển khai có thể lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cần khống chế số dư tài khoản cũng như hạn mức chi tiêu nhằm ngăn chặn nguy cơ rửa tiền.

Thí điểm dịch vụ ngay trong tháng 6.2020

Các doanh nghiệp viễn thông Viettel, MobiFone, VNPT cho biết, đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết và sẵn sàng cung ứng ngay dịch vụ Mobile Money nếu được cấp phép. Thực tế ngay từ năm 2019, Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết có sẵn các nền tảng cần thiết để có triển khai Mobile Money.

Theo ông Phạm Trung Kiên - Tổng Giám đốc TCty Dịch vụ số Viettel Digital - kết quả thí điểm của Viettel về thu phí đỗ xe ôtô qua hình thức thanh toán điện tử tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ người dùng tài khoản viễn thông là 94%, trong khi chỉ có 6% sử dụng tài khoản ngân hàng. Cũng theo ông Phạm Trung Kiên, Viettel hiện làm chủ hệ thống Online Charging System - tương đương hệ thống core ngân hàng, có năng lực xử lý giao dịch thanh toán quy mô lớn.

Đồng thời có hơn 200.000 điểm cung cấp dịch vụ, có bộ máy điều hành hơn 20.000 nhân sự phục vụ, chăm sóc người dùng, sâu xuống tận thôn, xóm. Hơn nữa, Viettel từ sớm cũng được cấp phép dịch vụ ví điện tử và trung gian thanh toán và hệ thống xử lý hằng tháng dòng tiền hơn 50.000 tỉ đồng và hơn 30 triệu giao dịch. Với năng lực này, Viettel có thể triển khai ngay Mobile Money khi được cấp phép và theo ông Phạm Trung Kiên, trong mục tiêu 3 năm sẽ có khoảng 30 - 50% thuê bao di động sử dụng Mobile Money.

Ngăn ngừa nguy cơ rửa tiền

Theo ông Phạm Trung Kiên, trong khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính giá trị cao trên 20 triệu đồng, Mobile Money hướng đến đối tượng người dân chưa có tài khoản ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán giá trị thấp 5-10 triệu đồng/tháng, phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân.

Như vậy với hơn 51,1 triệu thuê bao di động băng rộng 3G - 4G trong tổng số hơn 134,5 triệu thuê bao di động tính đến cuối tháng 6.2019 có thể triển khai ngay Mobile Money, tổng doanh số thanh toán qua Mobile Money có thể lên tới 511.000 tỉ đồng/tháng với mức thanh toán 10 triệu đồng/tháng và hơn 255,5 nghìn tỉ đồng với mức thanh toán 5 triệu đồng/tháng. Doanh số khổng lồ hứa hẹn từ một dịch vụ hoàn toàn mới và có thể triển khai ngay dựa trên các nền tảng sẵn có giải thích vì sao các nhà mạng hiện nay tỏ ra rất sốt sắng với việc triển khai Mobile Money.

Tuy nhiên việc người dân có thể đến các nhà mạng nộp tiền dễ dàng vào tài khoản Mobile Money như nạp thẻ cào điện thoại đặt ra rủi ro cao và nguy cơ rửa tiền của các đối tượng phạm tội.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các nhà mạng sẽ phải lập các tài khoản dựa trên định danh cá nhân và chỉ nên khống chế mỗi tài khoản có hạn mức thấp, ví dụ tối đa khoảng 50 triệu đồng để hạn chế nguy cơ rửa tiền. Vì thông thường các tổ chức tội phạm sẽ chuyển một số tiền rất lớn chứ không chuyển nhỏ lẻ vài chục triệu đồng.

Tuy nhiên các nhà mạng cũng phải có công nghệ và phần mềm để quản lý tất cả tài khoản của một người không được quá 50 triệu đồng, nhằm ngăn chặn việc một cá nhân có thể mở cùng lúc nhiều tài khoản tại nhiều nhà mạng khác nhau. Hoặc có thể đến nhiều chi nhánh của cùng một nhà mạng để mở nhiều tài khoản khác nhau, để mua tiền điện tử. “Ở Mỹ, tất cả các ngân hàng và nhà mạng đều có các phần mềm quản lý nhằm ngăn chặn hành vi một cá nhân chia nhỏ số tiền ra thành nhiều tài khoản khác nhau. Chúng ta cũng cần có công nghệ và phần mềm để quản lý tài khoản Mobile Money theo cơ chế này để ngăn chặn thủ đoạn chia nhỏ số tiền nhằm mục đích rửa tiền” - TS Nguyễn Trí Hiếu đưa ý kiến.

Ngoài việc quy định rõ ràng và khống chế hạn mức tài khoản Mobile Money với số tiền tương đối nhỏ để tránh việc lợi dụng nhằm mục đích rửa tiền, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, cần có chế tài về việc các công ty, cá nhân có tài khoản Mobile Money đang bị điều tra rửa tiền phải bị phong tỏa toàn bộ tài khoản cho đến khi có kết quả điều tra.

Cần quản lý được nguồn tiền tại các nhà mạng

* TS Nguyễn Trí Hiếu: Do doanh số thanh toán có thể lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng, cần đặt vấn đề về việc làm sao quản lý được số tiền nằm trong các tài khoản Mobile Money của các nhà mạng và đảm bảo rằng nguồn tiền đó chỉ được sử dụng cho mục đích thanh toán hàng hóa của người dân. Tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước phải quản lý được chuyện đó và giải được bài toán này, phải có phần mềm quản lý để có thể báo động khi nguồn tiền trong các tài khoản đó được sử dụng sai mục đích hay ngoài mục đích thanh toán của người dân.

* Theo nghiên cứu của TS Phùng Thế Hùng, việc triển khai Mobile Money có thể thực hiện bởi (1) các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bởi (2) các ngân hàng thương mại hoặc (3) hoặc là một liên doanh giữa ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Kinh nghiệm triển khai tại nhiều nước cho thấy, mô hình 3 đang  dần trở nên quan trọng và chiếm ưu thế.

Bởi vì mô hình Mobile Money này cần có cả nhà cung cấp dịch vụ di động và ngân hàng để đạt đến thành công nhanh nhất. Nhà cung cấp dịch vụ di động góp phần vào liên doanh hệ thống phân phối rộng khắp, có nhiều khách hàng sử dụng điện thoại di động cũng như hiểu được hành vi của khách hàng. Ngân hàng góp phần vào liên doanh bằng việc xây dựng và duy trì một tài khoản chuyên dụng để lưu giữ tiền điện tử, nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống và cung cấp các dịch vụ đối soát bù trừ.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thận trọng để Mobile Money không trở thành kênh rửa tiền

văn nguyễn |

Việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ tài chính tới phần đông người dân chưa có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này được cho là cần thận trọng và lường trước các rủi ro có thể phát sinh khi triển khai trong thực tế.

Ngăn ngừa dịch COVID-19, triển khai thí điểm Mobile Money

Cẩm Hà |

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 9.3 cho hay, trong chỉ thị mới đây về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19, NHNN được yêu cầu trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money - tiền di động).

BIDV giảm hơn 70% phí giao dịch chuyển tiền điện tử ngoài hệ thống

P.V |

Từ ngày 25.2.2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm 70% phí chuyển tiền ngoài hệ thống trên các kênh online (bao gồm BIDV Online, BIDV SmartBanking, Bankplus, ATM) cho các giao dịch có giá trị ≤ 500.000 đồng.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Thận trọng để Mobile Money không trở thành kênh rửa tiền

văn nguyễn |

Việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ tài chính tới phần đông người dân chưa có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này được cho là cần thận trọng và lường trước các rủi ro có thể phát sinh khi triển khai trong thực tế.

Ngăn ngừa dịch COVID-19, triển khai thí điểm Mobile Money

Cẩm Hà |

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 9.3 cho hay, trong chỉ thị mới đây về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19, NHNN được yêu cầu trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money - tiền di động).

BIDV giảm hơn 70% phí giao dịch chuyển tiền điện tử ngoài hệ thống

P.V |

Từ ngày 25.2.2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm 70% phí chuyển tiền ngoài hệ thống trên các kênh online (bao gồm BIDV Online, BIDV SmartBanking, Bankplus, ATM) cho các giao dịch có giá trị ≤ 500.000 đồng.