Thêm thông tin bất ngờ vụ "tiểu thương chợ tạm Dịch Vọng Hậu kêu cứu"

Bảo Bảo |

Chợ nông sản Dịch Vọng Hậu vốn chỉ là chợ tạm. Từ lâu, các tiểu thương đã được thông tin là chợ sẽ giải tỏa để phục vụ dự án. Vậy nhưng khi có lệnh thu hồi đất, nhiều bà con tiểu thương đã tràn ra đường kêu cứu.

Dừng và giải tỏa chợ: Tiểu thương phản ứng

Như Lao Động đã thông tin trong bài viết Hà Nội: Sớm dừng và giải tỏa chợ đêm sinh viên, đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, quận này đang thực hiện giải phóng mặt bằng và sẽ sớm báo cáo Thành phố về lộ trình đóng cửa chợ nông sản Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là chợ sinh viên).

Những năm gần đây, Hà Nội quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Cầu Giấy là một trong những quận giải tỏa được số lượng chợ tạm nhiều nhất.
Những năm gần đây, Hà Nội quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Cầu Giấy là một trong những quận giải tỏa được số lượng chợ tạm nhiều nhất. Ảnh: TAN
Hơn 20 chợ tạm được đưa vào danh sách “khai tử” nhưng riêng chợ Sinh viên (hay còn gọi là chợ nông sản Dịch Vọng Hậu) vốn là chợ tạm hiện đang lấn chiếm vỉa hè lòng đường đến nay vẫn còn hoạt động gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Chợ Sinh viên (hay còn gọi là chợ nông sản Dịch Vọng Hậu)
Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng đến đêm khuya hoạt động mua bán tại khu chợ này diễn ra tấp nập. Tiểu thương ở đây cho biết, từ sáng đến trưa chợ sẽ bán nông sản, đồ ăn. Buổi chiều chuyển qua bán quần áo, giày dép.
Theo ghi nhận, hoạt động mua bán tại khu chợ này diễn ra tấp nập từ sáng đến đêm khuya. Vỉa hè cũng bị lấn chiếm hoàn toàn.

Trước thông tin này, trong nhiều ngày đầu tháng 1.2019, nhiều tiểu thương đang kinh doanh buôn bán tại chợ đã có hành động phản ứng. Cụ thể, hàng chục bà con trong đồng phục màu đỏ đã tập trung quanh khu vực UBND quận Cầu Giấy để... kêu cứu, đòi giữ chợ.

Tiếp xúc với các tiểu thương, được biết, nhiều người trong số họ đã gắn bó với chợ tạm gần 20 năm nay. Do vậy, khi ngày 19.11.2018 vừa qua, khi UBND quận Cầu Giấy ra thông báo thu hồi đất để xây dựng dự án đã khiến hàng nghìn tiểu thương ở chợ rơi vào tình cảnh hoang mang, lo lắng, cho rằng việc dẹp bỏ chợ tạm là không hợp lý, đẩy tiểu thương ra đường.

Cơ quan quản lý nói gì?

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Bùi Doãn Dũng - Trưởng Ban quản lý chợ Cầu Giấy cho biết, theo quyết định số 1306/QĐ-UB của UBND TP.Hà Nội ngày 01.08.2000, chợ Dịch Vọng Hậu ban đầu được mở ra để phục vụ tạm thời cho nhu cầu mua bán nông sản của người dân với thời hạn sử dụng đất là 5 năm.

Đến ngày 11.11.2008, UBNDTP tiếp tục có văn bản số 3072/UBND-KH&ĐT chấp thuận giao Tổng công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp theo Quy hoạch tại ô đất có ký hiệu A1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy (diện tích khoảng 2,5ha, trong đó có một phần đất phía bắc là chợ tạm nông sản Dịch Vọng).

Như vậy, theo ông Dũng, ngay từ năm 2008, khu chợ này đã thuộc phạm vi Quy hoạch để đầu tư dự án.

Cũng Quyết định số 5058/QĐ-UBND của UBND TP về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, không có tên chợ Dịch Vọng Hậu trong danh sách.

 
Những cam kết rõ ràng về việc chấm dứt hợp đồng.

Năm 2010, UBND Quận Cầu Giấy đã có Thông báo số 75/TB-UBND về việc thu hồi ô đất ký hiệu A1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, trong đó Chợ nông sản Dịch Vọng Hậu cũng nằm trong quy hoạch này.

"Trong quyết định của UBND TP.Hà Nội số 7585/QĐ-UBND năm 2017 về việc thành lập Ban quản lý chợ quận Cầu Giấy, chợ này đã được chú thích rõ Chợ tạm Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu là ở trong tình trạng hoạt động tạm trong khi chưa thực hiện theo quy hoạch", ông Dũng thông tin.

Theo văn bản pháp luật hiện hành, Chủ sử dụng Chợ là BQL dự án Quận Cầu Giấy (Nay là BQL dự án đầu tư xây dựng Quận). Hiện Chợ đang chia nhỏ ra các Kiot để cho Tiểu thương thuê và hạn thuê đã kết thúc vào ngày 31.12.2018. Trong hợp đồng ghi rõ “Hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực pháp luật khi thời hạn thuê đã hết”.

Tức là sau 31.12.2018, Chợ đã không thể hoạt động và BQL Chợ Cầu Giấy có nhiệm vụ phải bàn giao đất lại cho thành phố để thành phố giao doanh nghiệp thực hiện dự án theo chủ trương chung đã được quyết sách từ lâu.

Bảo Bảo
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sớm dừng hoạt động và giải tỏa chợ Sinh viên

Phan Anh - TAN |

Đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, quận đang thực hiện giải phóng mặt bằng và có báo cáo thành phố về lộ trình đóng cửa chợ nông sản Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là chợ Sinh viên).

Chợ đầu mối lớn nhất Thanh Hóa cháy cận Tết, tiểu thương điêu đứng

HOÀI ANH (T/H) |

Khoảng 22h30 ngày 19.1, đã xảy ra một vụ cháy tại chợ đầu mối Đông Hương (phường Đông Hương - Thanh Hóa) khiến hàng hóa của người dân bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.

Tiểu thương biến tôm chết thành tôm tươi bằng tạp chất bị xử thế nào?

Phạm Đông |

Theo các luật sư, việc bơm tạp chất vào tôm là hành vi vi phạm pháp luật, vừa là hành vi vô đạo đức. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội: Sớm dừng hoạt động và giải tỏa chợ Sinh viên

Phan Anh - TAN |

Đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, quận đang thực hiện giải phóng mặt bằng và có báo cáo thành phố về lộ trình đóng cửa chợ nông sản Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là chợ Sinh viên).

Chợ đầu mối lớn nhất Thanh Hóa cháy cận Tết, tiểu thương điêu đứng

HOÀI ANH (T/H) |

Khoảng 22h30 ngày 19.1, đã xảy ra một vụ cháy tại chợ đầu mối Đông Hương (phường Đông Hương - Thanh Hóa) khiến hàng hóa của người dân bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.

Tiểu thương biến tôm chết thành tôm tươi bằng tạp chất bị xử thế nào?

Phạm Đông |

Theo các luật sư, việc bơm tạp chất vào tôm là hành vi vi phạm pháp luật, vừa là hành vi vô đạo đức. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi này.