Hồi tố gần 5.000 tỉ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp:

Thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19

Cao Nguyên |

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính phải hồi tố khoản tiền thuế mà các doanh nghiệp đã nộp từ năm 2017-2018 theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về áp trần tỉ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết. Về vấn đề này, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc hồi tố rất cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do dịch COVID-19. Và khoản kinh phí phải trả gần 5.000 tỉ đồng nên cho khấu trừ dần vào tiền thuế các năm tiếp theo là khả thi.

Lắng nghe để sửa đổi

Sau gần 3 năm áp dụng Nghị định 20/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết (gọi tắt NĐ 20), Bộ Tài chính đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 8 Nghị định theo hướng tăng khống chế chi phí lãi vay lên 30% thay vì mức 20% như hiện nay.

Đáng nói, điều mong chờ nhất của các doanh nghiệp trong thời gian qua là quy định hồi tố cho phép doanh nghiệp được áp dụng điều khoản sửa đổi từ kỳ tính thuế 2017 đến nay, thì dự thảo sửa đổi của Bộ Tài chính đưa ra chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2019 trở đi.

Vào đầu tháng 3.2020, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi những bất cập tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Theo đó, VNREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép hồi tố đối với các doanh nghiệp chịu thiệt hại từ khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 sau khi Bộ Tài chính tiếp tục có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc không áp dụng hiệu lực hồi tố đối với điều khoản này cho các kỳ tính thuế trước năm 2019.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20. Đa số thành viên Chính phủ đồng ý phương án quy định hiệu lực hồi tố đối với Nghị định này, cho phép chuyển chi phí lãi vay không được trừ trong các năm 2017, 2018, 2019 do vượt quá tỉ lệ 20% sang các kỳ tính thuế tiếp theo.

Trên cơ sở đó, VNREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quy định hiệu lực hồi tố cho Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20, theo đó trần lãi vay 30% cần được áp dụng các kỳ tính thuế năm 2017, 2018, 2019 đối với tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp đã qua thanh tra, kiểm tra thuế hay chưa); cho phép doanh nghiệp chuyển phần chi phí lãi vay vượt mức khống chế theo quy định tại Nghị định 20 sang kỳ sau, thời gian chuyển có thể xem xét và 5 năm kể từ sau kỳ bị loại, phù hợp với quy định về kỳ chuyển lỗ.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung việc hồi tố các chính sách sửa đổi cho hai năm 2017 và 2018. Theo VCCI, việc hồi tố không vướng mắc pháp lý, từng có tiền lệ trong quá khứ, không phát sinh các rủi ro, tiêu cực và có thể gia tăng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

Tạo nguồn lực hỗ trợ cho Doanh nghiệp

Trao đổi với Lao Động, một cán bộ của Bộ Tài chính cho biết, bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 20 để sớm đạt theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng. Nếu theo đúng tiến độ thì hôm nay (20.4), Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định này với nội dung hồi tố chi phí lãi vay của năm 2017 và 2018 để ban hành.

Theo một số chuyên gia trong ngành Tài chính, ngành Thuế có thể hoàn toàn xử lý được việc này bằng cách trừ vào số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp trong các kỳ tính thuế tiếp theo. Khi đó sẽ không ảnh hưởng đến quyết toán ngân sách Nhà nước các năm 2017, 2018, không phát sinh việc hoàn trả thuế từ ngân sách Nhà nước nên không cần phải bố trí thêm nguồn thu.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - nói với Lao Động rằng, Nghị định 20 là đúng cả về quốc tế và cả Việt Nam. Đúng về lý luận và thực tiễn theo khuyến cáo của tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, khi có thông tin phản ánh có những điểm chưa phù hợp thì Chính phủ và Bộ Tài chính phải xem xét lại.

“Nếu cơ quan quản lý Nhà nước đã nhận ra mức chi phí lãi vay đưa ra trước đó (20%) là chưa hợp lý thì việc sửa là đương nhiên. Thế nhưng đã sửa thì sửa tận gốc, tức là phải có hồi tố” - ông Thịnh nói và cho biết, mới đây Thủ tướng có yêu cầu Bộ Tài chính sửa lại Nghị định chứng tỏ có sự cầu thị, lắng nghe. Việc hồi tố khoản thuế trên đặc biệt có ý nghĩa với các DN trong hoàn cảnh dịch COVID-19 đang đẩy rất nhiều DN vào khó khăn, thậm chí không ít DN lớn cũng lâm vào tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Thị trường đóng băng, doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng gần gấp đôi

CAO NGUYÊN |

Nhìn tổng thể, thị trường bất động sản quý I/2020 bị trầm lắng (tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020 gần như bị đóng băng), giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80%, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.

Đắk Lắk: Vận động doanh nghiệp hỗ trợ 100 tấn gạo cho người dân nghèo

BẢO TRUNG |

Các doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã ủng hộ hơn 100 tấn gạo cùng một số nhu yếu phẩm khác để giúp người nghèo trên địa bàn tỉnh "vượt khó" trong mùa dịch COVID-19...

Để doanh nghiệp bật dậy sau dịch COVID-19: Cải thiện nguồn thu để vượt khó

nhóm phóng viên |

Thuộc nhóm các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, vận tải hành khách đang tìm mọi cách để tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, bố trí một lượng lớn người lao động nghỉ việc tạm thời và tìm kiếm khách hàng mới để có nguồn tiền nhằm tăng cường khả năng chống chọi trước mắt với nguy cơ phá sản.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thị trường đóng băng, doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng gần gấp đôi

CAO NGUYÊN |

Nhìn tổng thể, thị trường bất động sản quý I/2020 bị trầm lắng (tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020 gần như bị đóng băng), giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80%, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.

Đắk Lắk: Vận động doanh nghiệp hỗ trợ 100 tấn gạo cho người dân nghèo

BẢO TRUNG |

Các doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã ủng hộ hơn 100 tấn gạo cùng một số nhu yếu phẩm khác để giúp người nghèo trên địa bàn tỉnh "vượt khó" trong mùa dịch COVID-19...

Để doanh nghiệp bật dậy sau dịch COVID-19: Cải thiện nguồn thu để vượt khó

nhóm phóng viên |

Thuộc nhóm các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, vận tải hành khách đang tìm mọi cách để tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, bố trí một lượng lớn người lao động nghỉ việc tạm thời và tìm kiếm khách hàng mới để có nguồn tiền nhằm tăng cường khả năng chống chọi trước mắt với nguy cơ phá sản.