hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19:

Tháo gỡ vướng mắc thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Văn Nguyễn |

Dù dư nợ cho vay của các ngân hàng đã có lãi suất ưu đãi hiện gấp hơn 2 lần doanh số cam kết trước đó, phát biểu tại hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp sáng 14.5 nhằm tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đại diện nhiều hiệp hội ngành nghề vẫn kiến nghị ngành ngân hàng cần “cởi mở” hơn trong hoạt động cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn của cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp “than” khó tiếp cận vốn

Ông Trần Đăng Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoiba) - cho hay, thống kê của Hanoiba cho thấy có tới 20% số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, 70% bị ảnh hưởng nhiều và chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng dẫn đến dự đoán trong năm nay sẽ có đến 47% doanh nghiệp bị suy giảm doanh thu 20-40%, 20% doanh nghiệp suy giảm từ 40-90% và gần 20% doanh nghiệp bị suy giảm 100% doanh thu.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng nhằm khắc phục khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đại diện Hanoiba kiến nghị ngành Ngân hàng cần đưa ra bộ tiêu chí cụ thể để phân loại danh sách các khách hàng doanh nghiệp chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch bệnh, trên cơ sở đó đưa ra các mức hỗ trợ tương ứng. Các ngân hàng thương mại cũng cần có biện pháp chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp các thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản để doanh nghiệp có thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng.

“Thực tế thời gian qua có rất nhiều hội viên khi tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục dẫn đến cho đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi một cách trôi chảy” - ông Trần Đăng Nam đưa ý kiến.

Đại diện Hanoiba cũng đề nghị các ngân hàng xem xét giảm 50% lãi suất với các khoản vay đến kỳ trả lãi tháng 4, 5, 6 và cho các khoản vay với mục đích nhằm trả lương cho người lao động. “Trong đó chúng tôi đề xuất trong số 50% giảm này sẽ có 25% do nhà nước hỗ trợ, 25% còn lại sẽ do các ngân hàng thực hiện giảm nhằm hỗ trợ và kích thích các doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch” - ông Nam đề xuất.

Phản ánh thực tế khó khăn trong sản xuất kinh doanh và nguồn tiền của các doanh nghiệp hội viên, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội - cho biết, hiện nay các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội đang phải ký một khoản quỹ 500 triệu đồng vào hệ thống ngân hàng nhằm bảo lãnh nghĩa vụ quốc tế.

Trong khi đó với các công ty du lịch, hoạt động lữ hành quốc tế hiện nay đang bị đóng cửa nên ông Mai Quốc Anh đề xuất gửi lại số tiền 500 triệu đồng này cho các công ty du lịch, nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn chi phí vận hành hoạt động trong bối cảnh khó khăn.

Ông Mạc Quốc Anh cũng kiến nghị các ngân hàng tiếp tục rà soát các văn bản, thủ tục theo quy định trong việc triển khai hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh và phục hồi sau dịch.

“Tôi cho rằng đã là gói hỗ trợ thì cần đúng nghĩa hỗ trợ và phải được triển khai quyết liệt nên tới đây cần rà soát, giải quyết các vướng mắc trong thủ tục để tăng hiệu quả hoạt động hỗ trợ. Các ngân hàng cũng cần cắt giảm chi phí để làm sao có thể cắt giảm thêm lãi suất cho vay tới các doanh nghiệp”

Ngân hàng cần đảm bảo thu hồi vốn

Trong khi đó theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Quốc Hùng, các ngân hàng đang triển khai hàng loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho khách hàng vượt qua cũng như khôi phục sản xuất kinh doanh sau các tác động tiêu cực của dịch COVID-19, như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay và cho vay mới với lãi suất ưu đãi.

Chỉ sau thời gian ngắn, đến nay trên cả nước có hơn 215.000 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 130.000 tỉ đồng; trên 260.000 khách hàng được miễn giảm lãi suất với dư nợ 1,08 triệu tỉ đồng. Đáng chú ý, các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho hơn 182.000 khách hàng với dư nợ đạt 630.000 tỉ đồng. Số dư nợ cho vay mới này tương đương gấp hơn 2 lần so với tổng quy mô các gói cho vay ưu đãi xấp xỉ 300.000 tỉ đồng mà các ngân hàng cam kết cho vay trước đó.

Trước các phản ánh của đại diện nhiều doanh nghiệp ngành nghề về thực tế vẫn khó hoặc không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định các ngân hàng hiện không thiếu vốn và cũng đang rất muốn cho vay. Nhưng doanh nghiệp muốn vay được vốn phải đúng đối tượng và có phương án kinh doanh hiệu quả đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng. Bởi ngân hàng khi cho vay cũng phải đảm bảo khả năng thu hồi được tiền cho vay cũng như phải quản lý được dòng tiền để đảm bảo vốn cho vay hiệu quả.

“Như với doanh nghiệp nhỏ và vừa, dù là thuộc đối tượng ưu tiên nhưng muốn vay được vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng như phải có tài sản đảm bảo” - ông Hùng đưa nhận định. Người đứng đầu Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng cho rằng, đặt trong bối cảnh cung cầu thị trường có nhiều thay đổi sau các động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp hiện nay cần phải thay đổi tư duy kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất để có phương án kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên để các giải pháp hỗ trợ tiếp tục phát huy hiệu quả, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các đơn vị trong NHNN tập trung rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng đang gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh; qua đó vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động, vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế kịp thời ứng phó, giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Không thể hạ chuẩn tín dụng

Tính đến thời điểm hiện nay, cùng với các ngân hàng thương mại khác, ViettinBank đã xác định trong năm 2020 sẽ tiết giảm chi phí để có thể giảm lợi nhuận ngân hàng từ 3.000-4.000 tỉ đồng, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. Ngoài việc cơ cấu và giảm lãi suất với khoản vay cũ, ngân hàng đến vẫn giải ngân cho các nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện ứng dụng và các phương án vay mới. Hiện có hơn 11.000 khách hàng được giải ngân mới lên đến 137.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt do đó chúng tôi cũng cần phải huy động các nguồn vốn, trong bối cảnh này rất khó khăn huy động nguồn vốn giá rẻ. Cũng như các chương trình các ngân hàng đã ban hành trong suốt những tháng vừa qua, lãi suất tại thời điểm này cũng đã giảm từ 2% đến 2,5% so với trước đây. Tuy nhiên, vì ngân hàng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn vay của mình do đó tinh thần các khoản vay vẫn phải trả nợ, đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Do đó việc không hạ chuẩn tín dụng cũng là tinh thần xuyên suốt trong quá trình cho vay doanh nghiệp.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng không thiếu vốn nhưng doanh nghiệp muốn vay... lại khó

Lam Duy |

Phát biểu tại hội nghị đang diễn ra hôm nay 14.5, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định các ngân hàng hiện không thiếu vốn, nhưng doanh nghiệp muốn vay phải đảm bảo các điều kiện.

Điều kiện, thủ tục để hộ kinh doanh được hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm dừng kinh doanh từ ngày 1.4 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng và không quá 3 tháng.

Doanh nghiệp cần được tiếp cận vốn nhanh

Đăng Tiến - Lam Duy |

Ước tính tổng gói tín dụng được các ngân hàng công bố triển khai nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đến nay lên đến 285.000 tỉ đồng. Tuy nhiên đây là các chương trình cho vay đơn lẻ sử dụng nguồn vốn từ các ngân hàng, không dùng vốn ngân sách và theo quyết định cho vay, mức vay và lãi suất cho vay sẽ phụ thuộc vào thẩm định của mỗi ngân hàng.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Trách nhiệm cá nhân trong vụ Chủ tịch Vimedimex thâu tóm "đất vàng" ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài bị can Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Vimedimex và 8 người trong vụ dìm giá, thâu tóm 49.000 m2 đất, công an còn nêu trách nhiệm của nhiều cá nhân.

Ngân hàng không thiếu vốn nhưng doanh nghiệp muốn vay... lại khó

Lam Duy |

Phát biểu tại hội nghị đang diễn ra hôm nay 14.5, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định các ngân hàng hiện không thiếu vốn, nhưng doanh nghiệp muốn vay phải đảm bảo các điều kiện.

Điều kiện, thủ tục để hộ kinh doanh được hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm dừng kinh doanh từ ngày 1.4 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng và không quá 3 tháng.

Doanh nghiệp cần được tiếp cận vốn nhanh

Đăng Tiến - Lam Duy |

Ước tính tổng gói tín dụng được các ngân hàng công bố triển khai nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đến nay lên đến 285.000 tỉ đồng. Tuy nhiên đây là các chương trình cho vay đơn lẻ sử dụng nguồn vốn từ các ngân hàng, không dùng vốn ngân sách và theo quyết định cho vay, mức vay và lãi suất cho vay sẽ phụ thuộc vào thẩm định của mỗi ngân hàng.