Tháo gỡ khó khăn cho các “siêu doanh nghiệp” bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Phương Hà |

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban do Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh làm Tổ phó.

Tổ công tác đặc biệt có các thành viên là Vụ trưởng, Thủ trưởng các Vu, đơn vị của Ủy ban gồm: Vụ Tổng hợp, Vụ Năng lượng, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, kiểm soát nội bộ, Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Vụ Nông nghiệp, Vụ Công nghiệp, Văn phòng Ủy ban, Trung tâm Thông tin.

Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tích cực nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19”.

Định kỳ hằng tháng và khi cần thiết, Tổ công tác đặc biệt kịp thời tổng hợp tình hình giải quyết khó khăn, vướng mắc cho 19 Tập đoàn, Tổng công ty, đề xuất Ủy ban, Chủ tịch Ủy ban phương án giải quyết vấn đề phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Hiện, Ủy ban được giao quản lý vốn Nhà nước đối với các doanh nghiệp sau:

1. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC);

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN);

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN);

4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex);

5. Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem);

6. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;

7. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

8. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT);

9. Tổng công ty Viễn thông MobiFone;

10. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba);

11. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines);

12. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines);

13. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;

14. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam VEC;

15. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV);

16. Tổng công ty Cà phê Việt Nam;

17. Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2);

18. Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1);

19. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) vừa ký Quyết định số 471/QĐ-UBQLV thành lập Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trực thuộc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Phương Hà
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất nhanh hơn

ĐÌNH TRỌNG |

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn ''than" khó mở cửa tái sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Dương đã thống nhất các phương án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh hơn.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng vào phục hồi kinh tế ở Việt Nam

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, đợt dịch COVID-19 vừa qua không làm mất đi các lợi thế của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ, có trình độ... nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Và Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 của họ.

Doanh nghiệp “lao” vào sản xuất, gồng mình để giữ đơn hàng

Cường Ngô |

Khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, để giữ các đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh. Kế hoạch nhận hàng và sản xuất cũng thay đổi để thích ứng với tình hình mới, từ 3-6 tháng, nay doanh nghiệp nhận đơn hàng theo tuần, thậm chí là ngày.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Bình Dương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất nhanh hơn

ĐÌNH TRỌNG |

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn ''than" khó mở cửa tái sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Dương đã thống nhất các phương án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh hơn.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng vào phục hồi kinh tế ở Việt Nam

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, đợt dịch COVID-19 vừa qua không làm mất đi các lợi thế của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ, có trình độ... nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Và Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 của họ.

Doanh nghiệp “lao” vào sản xuất, gồng mình để giữ đơn hàng

Cường Ngô |

Khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, để giữ các đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh. Kế hoạch nhận hàng và sản xuất cũng thay đổi để thích ứng với tình hình mới, từ 3-6 tháng, nay doanh nghiệp nhận đơn hàng theo tuần, thậm chí là ngày.