Tăng thuế VAT xe công nghệ, ai được và ai thiệt nhiều nhất?

Thế Lâm |

Sau khi mức thuế VAT tăng lên 10% đối với dịch vụ xe công nghệ, giới tài xế “kêu” rằng họ bị thất thu nhiều hơn. Để bù lại, Grab ngay lập tức tăng cước phí.

Nhà nước tăng thu được bao nhiêu?

Các ứng dụng đặt xe khác cũng đã bắn đi tín hiệu sẽ tăng cước phí trong thời gian tới vì tác động của mức thuế VAT tăng lên 10%.

Nếu việc tăng cước phí của các ứng dụng đặt xe lần lượt được triển khai, một mặt bằng giá cước mới của loại hình vận chuyển này sẽ được hình thành.

Với mức thuế VAT tăng từ 3% lên 10%, nhà nước tăng mức thu thêm khoảng hơn 2 lần so với trước đó.

Theo nghiên cứu về nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á được Google công bố gần đây, mảng vận tải và thực phẩm trong nền kinh tế số tại Việt Nam năm 2020 tăng trưởng đến 50%, đạt giá trị khoảng 1,6 tỉ USD. Đến năm 2025, mảng này sẽ đạt giá trị trên thị trường lên mức 7 tỉ USD, gấp hơn 4 lần so với năm 2020.

Như vậy, với việc tăng mức thuế VAT từ 3% lên 10%, nguồn thu thuế VAT của nhà nước đối với mảng kinh doanh dịch vụ ứng dụng đặt xe sẽ tăng mạnh không chỉ nhờ vào việc tăng thuế suất mà còn nhờ nhiều vào sự tăng trưởng của thị trường.

Người tiêu dùng gánh chịu

Như đề cập ở trên, Grab là ứng dụng đặt xe đầu tiên ngay lập tức tăng cước phí đối với dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc từ 5-6% nhằm bù lại cho khoản thu phải đóng cho mức thuế VAT tăng lên từ ngày 5.12.

Về nguyên tắc, khi giá cước tăng sẽ dẫn đến doanh thu cuốc xe mà Grab thu về cũng tăng theo. Từ doanh thu cuốc xe, Grab sẽ khấu trừ thuế VAT sau đó chia sẻ nguồn thu còn lại với đối tác tài xế theo tỉ lệ 20-80% hoặc 25-75%. Từ nguồn thu chia sẻ này Grab và tài xế lại phải đóng thêm một khoản thuế nữa là thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước.

Như vậy từ khoản tăng cước 5-6% của Grab và sắp tới các ứng dụng khác có thể cũng sẽ triển khai, các bên được hưởng lợi là nhà nước, Grab và tài xế.

Chỉ có một bên phải gánh chịu tất cả, đó là người tiêu dùng, phải chịu thêm khoản tăng giá cước từ 5-6%.

Tuy nhiên ngoài khoản cước bị tăng, người tiêu dùng sử dụng dịch vụ Grab cũng như các ứng dụng khác lâu nay còn phải trả thêm một khoản phí gọi là phí sử dụng ứng dụng theo từng cuốc xe, với mức 1.000 đồng, 2.000 đồng…

Bên cạnh người tiêu dùng, phía Grab và một số ứng dụng khác cũng thu loại phí này từ đối tác tài xế, gọi là phí sử dụng ứng dụng, thường được gọi nôm na là chiết khấu, từ mức 20-25%.

Như vậy, các ứng dụng đang tiến hành thu phí sử dụng ứng dụng đến 2 lần trên mỗi cuốc xe, từ phía đối tác tài xế và người tiêu dùng. Tuy nhiên, với tài xế còn được chia sẻ lại một phần từ khoản tăng cước (nếu có, như Grab đã thực hiện), còn người tiêu dùng thì chỉ có trả thêm chứ chưa được hưởng thêm gì từ các dịch vụ được cung cấp.

Không ít người tiêu dùng đã bắt đầu rục rịch so sánh giá cước GrabBike với xe ôm truyền thống hướng tới việc chuyển đổi sử dụng nhằm tìm phương án chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm tài xế Grab tập trung, phản đối tăng chiết khấu thuế VAT

C.NGUYÊN - TR.VƯƠNG |

Rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung về văn phòng đại diện của GrabBike (ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

Thuế xe ôm công nghệ 10%: Tài xế gửi tâm thư, nêu lên 4 lý lẽ để phản đối

Bảo Hân |

Trước thông tin về thuế xe ôm công nghệ 10%, theo đó, lái xe công nghệ ngoài chi phí phải trả cho sử dụng ứng dụng còn phải trả thêm 10% thuế VAT được tính trên doanh thu mỗi lần hoàn thành đơn giao hàng cho khách hàng, một tài xế xe ôm công nghệ đã gửi “tâm thư” về vấn đề này.

Tăng mức thuế lên 10%: Tài xế xe ôm công nghệ kêu than

Chân Phúc - Thanh Vũ |

Từ ngày 5.12, tất cả đối tác tài xế công nghệ được xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế GTGT 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay. Trước vấn đề này, nhiều tài xế xe công nghệ cho rằng mức thu thuế này không hợp lý, vì thực chất họ cũng chỉ là người chạy xe ôm, lao động chân tay, mức thuế như vậy là cao so với thu nhập.

Tổng cục Thuế sẽ cung cấp thông tin cụ thể về Nghị định 126/2020

CAO NGUYÊN |

Chiều nay 1.12, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức họp báo chuyên đề để cung cấp thông tin về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Hàng trăm tài xế Grab tập trung, phản đối tăng chiết khấu thuế VAT

C.NGUYÊN - TR.VƯƠNG |

Rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung về văn phòng đại diện của GrabBike (ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

Thuế xe ôm công nghệ 10%: Tài xế gửi tâm thư, nêu lên 4 lý lẽ để phản đối

Bảo Hân |

Trước thông tin về thuế xe ôm công nghệ 10%, theo đó, lái xe công nghệ ngoài chi phí phải trả cho sử dụng ứng dụng còn phải trả thêm 10% thuế VAT được tính trên doanh thu mỗi lần hoàn thành đơn giao hàng cho khách hàng, một tài xế xe ôm công nghệ đã gửi “tâm thư” về vấn đề này.

Tăng mức thuế lên 10%: Tài xế xe ôm công nghệ kêu than

Chân Phúc - Thanh Vũ |

Từ ngày 5.12, tất cả đối tác tài xế công nghệ được xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh và phải chịu mức thuế GTGT 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như hiện nay. Trước vấn đề này, nhiều tài xế xe công nghệ cho rằng mức thu thuế này không hợp lý, vì thực chất họ cũng chỉ là người chạy xe ôm, lao động chân tay, mức thuế như vậy là cao so với thu nhập.

Tổng cục Thuế sẽ cung cấp thông tin cụ thể về Nghị định 126/2020

CAO NGUYÊN |

Chiều nay 1.12, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức họp báo chuyên đề để cung cấp thông tin về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.