Tăng hạn mức tín dụng, gỡ khó cho ngành lúa gạo trong dịch COVID-19

Vũ Long |

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng hạn mức tín dụng, gỡ khó cho lưu thông lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo đang “khó trăm đường”

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), do nhiều tỉnh đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đặc biệt là 19 tỉnh, thành phố phía Nam trong đó có 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vựa lúa của cả nước, nên các doanh nghiệp ngành lúa gạo gặp khó khăn trong việc thu hoạch, lưu thông, sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

“Xuất khẩu gạo đang khó trăm bề bởi ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19” - doanh nhân Phạm Thái Bình-Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chia sẻ.

Vì giãn cách, các thương lái và phương tiện gặt đập liên hợp ngoài tỉnh bị hạn chế vào địa bàn, trong khi vụ lúa hè thu đã và đang vào thu hoạch rộ. Vì quá khó khăn trong khâu sản xuất, tiêu thụ vụ hè thu, nên người dân tạm dừng hoặc không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, trồng trọt.

Vì giãn cách, lưu thông hàng hóa của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. “Khó khăn nhất về thu mua lúa cho nông dân lúc này là khâu vận chuyển lúa từ ruộng về nhà máy” – ông Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long, nhấn mạnh.

Theo các thương nhân, giá lúa gạo nhìn chung đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước dù không chênh lệnh nhiều. Điểm bất cập là các địa phương áp dụng thời gian hiệu lực của xét nghiệm COVID-19 khác nhau, gây khó khăn cho các phương tiện vận chuyển. Cùng với đó, các khách hàng là doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” nên năng suất hoạt động bị giảm do thiếu hụt nguồn công nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Một số nhà máy của doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng dịch.

Nhiều doanh nhân ngành lúa gạo cũng cho biết, vì giãn cách, chuỗi sản xuất - cung ứng của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy; hàng hóa tồn kho với số lượng lớn, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Điều đáng nói là trong khi đơn hàng giảm do ảnh hưởng của COVID-19, thì doanh nghiệp lại phải chịu thêm các chi phí phát sinh về xét nghiệm, thực hiện “3 tại chỗ”… Nhiều doanh nghiệp không thể chịu được mức chi phí này nên đành phải đóng cửa.

Gõ khó về tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp

Trước dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi sản xuất, thu hoạch, lưu thông, xuất khẩu lúa, gạo, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chỉ đạo cần tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến, xuất khẩu lúa, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý.

Theo đó, các tổ chức tín dụng cần mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân trong vụ hè thu, tới đây là vụ thu đông nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lúa gạo; tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay; thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm như kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn 5901, 5902/NHNN-TD ngày 16.8.2021.

Cần áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.

Được biết, từ đầu năm 2021 tới nay, các tổ chức tín dụng tại ĐBSCL đã cấp hạn mức tín dụng khoảng 56.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ lúa gạo, đã giải ngân với tổng doanh số lũy kế 93.000 tỉ đồng để thu mua gần 7,3 triệu tấn gạo. Dư nợ thu mua, tiêu thụ đến cuối tháng 8/2021 ước đạt 51.500 tỉ đồng, tăng 22% so với năm 2020, chiếm 92% hạn mức được cấp.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp tín dụng hỗ trợ tài chính giúp người dân TP.HCM yên tâm chống dịch

Thanh Huyền |

Thấu hiểu sự khó khăn, lo lắng của người lao động, các hộ tiểu thương, kinh doanh ở TP.HCM khi tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tung ra các gói hỗ trợ giúp người dân yên tâm ở lại thành phố chống dịch.

Hiệu quả tín dụng chính sách ở vùng đất hiếu học Quỳnh Lưu

Hữu Thịnh- Minh Dư |

Quỳnh Lưu là huyện đầu phía Bắc của tỉnh Nghệ An vốn có truyền thống hiếu học bao đời nay, những năm qua, lại được chương trình cho vay HSSV do NHCSXH tổ chức thực hiện đã giúp đỡ nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, chăm lo chu đáo việc học tập của con em, góp phần quan trọng vào kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hỗ trợ tín dụng cho người dân, doanh nghiệp tại Cần Thơ

Minh Ánh |

Do những ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND TP Cần Thơ đã ra văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Cần Thơ và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Doanh nghiệp tín dụng hỗ trợ tài chính giúp người dân TP.HCM yên tâm chống dịch

Thanh Huyền |

Thấu hiểu sự khó khăn, lo lắng của người lao động, các hộ tiểu thương, kinh doanh ở TP.HCM khi tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tung ra các gói hỗ trợ giúp người dân yên tâm ở lại thành phố chống dịch.

Hiệu quả tín dụng chính sách ở vùng đất hiếu học Quỳnh Lưu

Hữu Thịnh- Minh Dư |

Quỳnh Lưu là huyện đầu phía Bắc của tỉnh Nghệ An vốn có truyền thống hiếu học bao đời nay, những năm qua, lại được chương trình cho vay HSSV do NHCSXH tổ chức thực hiện đã giúp đỡ nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, chăm lo chu đáo việc học tập của con em, góp phần quan trọng vào kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hỗ trợ tín dụng cho người dân, doanh nghiệp tại Cần Thơ

Minh Ánh |

Do những ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND TP Cần Thơ đã ra văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Cần Thơ và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.