Tăng giá điện của Chính phủ: Hiểu sao cho đúng?

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi |

Xung quanh việc tăng giá điện trong thời gian qua, PGS.TS. Bùi Xuân Hồi (Bộ môn Kinh tế Công nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) gửi tới Lao Động bài viết dưới quan điểm cá nhân của ông. Lao Động đăng tải bài viết để bạn đọc có thêm góc nhìn khách quan, đa chiều.

Không có chuyện tất cả các hộ dùng điện có cùng mức tăng giá là 8,36%

Xin nói về đợt tăng giá của Chính phủ vừa qua: “Đó là điều chỉnh tăng mức giá bán BÌNH QUÂN thêm 8,36%”. Về nguyên tắc, Chính phủ chỉ quy định mức giá điện bình quân, còn lại giao Bộ Công Thương xây dựng biểu giá điện đạt được 2 mục đích: Thứ nhất là đảm bảo chính sách an sinh xã hội (tạo điều kiện cho người nghèo); thứ hai khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện. Điều đó có nghĩa rằng không có chuyện tất cả các hộ tiêu dùng điện sẽ có cùng mức tăng giá là 8,36%. Sẽ có biểu giá điều chỉnh nhiều và có biểu giá điều chỉnh ít.

Riêng đối với hộ tiêu dùng sinh hoạt, cơ cấu và số lượng bậc để tính giá không thay đổi so với lần điều chỉnh tháng 11.2017. Đặc biệt với mục đích thứ nhất là đảm bảo anh sinh xã hội nên có 2 bậc đầu tiêu bậc 1 (từ 0 - 50kWh) và bậc 2 (từ 51-100kWh) mức giá vẫn được duy trì thấp. Sau đó logic dùng càng nhiều càng đắt đã thể hiện rất rõ các ở các bậc thang phía sau (tham khảo dữ liệu trong bảng). Như vậy để thấy rằng, logic của biểu giá điện bậc thang không thay đổi so với biểu giá trước đây.

Với điều chỉnh như vậy, chúng tôi xin làm phép tính hóa đơn tiền điện cho một hộ tiêu dùng 500kwh/ tháng như sau:

Hóa đơn theo biểu giá cũ: 1549x50+1600x50+1858x100+2340x100+2615x100+2701x100= 1.108.850đ

Hóa đơn theo biểu giá mới điều chỉnh 20.3.2019: 1678x50+1734x50+2014x100+2536x100+2834x100+2927x100= 1.201.700đ

Như vậy để thấy rằng với cùng mức tiêu dùng là 500kwh/tháng mức tăng hóa đơn tiền điện chỉ ở mức 8,37% như những tính toán bằng con số cụ thể của chúng tôi ở trên.

Không hiểu căn cứ vào dữ liệu nào để có những tiêu đề bài báo cùng phân tích như: “Giá điện tăng 8,36%: Không hề! Thời gian qua, nhiều người dân tỏ bất ngờ khi cầm trong tay hoá đơn tiền điện. Theo đó, giá điện của nhiều hộ gia đình tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước”; Hay: “Giá điện không chỉ tăng lên 8,36% như ngành điện đã tuyên bố. Nhiều hộ sử dụng điện ghi nhận hoá đơn điện tăng lên 50-70% so với các tháng”…

Thực sự, chỉ có thể giải thích rằng, nhiều người tiêu dùng khi cầm hóa đơn tiền điện của tháng trước khi điều chỉnh và tháng sau khi điều chỉnh thấy mình phải trả thêm nhiều tiền hơn rất nhiều. Nhưng lại không hiểu rằng sự gia tăng của hóa đơn phải trả phần lớn nằm ở việc tiêu dùng tăng lên rất nhiều so với tháng trước đó do mùa hè đến sớm.

Và nếu như nhìn vào sự điều chỉnh của toàn bộ hệ thống giá, biểu giá cao nhất điều chỉnh cũng chỉ là 10% thì xin khẳng định rằng: nếu cơ cấu tiêu dùng điện giữ nguyên như các năm trước hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng cũng điều chỉnh tăng tối đa 10%. Các dữ liệu biểu giá đã công khai và bất kể ai cũng có thể tự tính toán hóa đơn tiền điện cho mình.

Biểu giá điện sinh hoạt bậc thang có bất hợp lý?

Nhiều người mang danh chuyên gia khi nhận các thông tin hóa đơn tiền điện của hộ sinh hoạt tăng thêm 50-70% đã vội đăng đàn cho rằng rằng biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc thang là bất hợp lý.

Thực sự tôi cho rằng, bản thân ngành điện sẽ rất tôn trọng, lắng nghe các ý kiến đóng góp của các chuyên gia thực sự hiểu biết các đặc trưng kinh tế kỹ thuật rất đặc biệt của ngành điện để có các góc nhìn đa chiều, tích cực nhằm hoàn thiện hơn biểu giá bán lẻ điện hài hòa lợi ích cung ứng và tiêu dùng mang lại lợi ích tổng thể lớn nhất.

Còn những ý kiến nhìn nhận chưa thực sự thấu đáo sẽ chỉ làm cho tính tích cực trong điều chỉnh giá không còn. Thay vào đó là sự nhiễu loạn về thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi người tiêu dùng.

Ở phần cuối của bài viết này, xin cùng bàn luận cái mà một số chuyên gia gọi là sự bất hợp lý của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện nay.

So sánh giá điện cũ và mới. Nguồn: EVN
So sánh giá điện cũ và mới. Nguồn: EVN

Trước hết, có lẽ chúng tôi không cần phải giải thích thêm vì với các tính toán cụ thể, định lượng ở trên việc tăng hóa đơn tiền điện không phải là do “bất cập trong biểu giá điện sinh hoạt bậc thang”.

Thật vậy, hóa đơn tiền điện tính cho cùng một sản lượng tiêu dùng ở 2 biểu giá chỉ khác nhau 8,37%. Vậy với số liệu thế này thì tại sao lại nói biểu giá điện bậc thang bị bất cập? Tôi cho rằng với logic dùng càng nhiều giá càng cao, khi nắng nóng tiêu dùng điện tăng đột biến, hóa đơn tiền điện cao sẽ như một thông điệp cho người tiêu dùng hiểu rằng cần sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng.

Thứ hai, các ý kiến cho rằng: Biểu giá điện của Bộ Công Thương xây dựng hiện nay theo 6 bậc lại không hề hợp lý".; “Ngành điện đã tính một mức giá có lợi cho mình"; "Người dân dùng càng nhiều điện thì càng phải nộp nhiều tiền”; "Với biểu giá điện 6 bậc như hiện nay thì người hưởng lợi là ngành điện, người dân sẽ chịu thiệt”... Đó là những ý kiến phát biểu cảm tính, đưa ra không dựa trên căn cứ nào.

Liệu người đưa ra ý kiến có giải thích được vì sao 6 bậc lại không hợp lý? Không có ngành điện nào tính một mức giá có lợi cho mình, EVN bán điện theo giá nhà nước quy định. Người dân thuộc phụ tải sinh hoạt tiêu dùng điện và gia tăng phụ tải vào thời kỳ cao điểm thì dùng càng nhiều sẽ phải trả nhiều tiền hơn do chi phí họ gây ra cho hệ thống điện nhiều hơn do sự có mặt của họ vào thời kỳ cao điểm.

Vì thế không có chuyện giá điện 6 bậc thì người hưởng lợi là ngành điện. Nếu ngành điện vốn dĩ có đặc trưng kinh tế theo quy mô để có cấu trúc độc quyền tự nhiên mà nhà nước can thiệp vào giá cả để ngành điện có lợi còn người dân chịu thiệt thì quả là những đánh giá có phần thiếu chính xác về vai trò của nhà nước trong quản lý ngành điện.

Cuối cùng, vẫn là ý kiến của một số chuyên gia: “Biểu giá điện cần được chia nhỏ nhiều bậc thêm nữa, không chỉ dừng lại ở 6 bậc như hiện nay. Người dân dùng bao nhiêu điện trong khoảng nào thì sẽ trả tiền bấy nhiêu”.

Tôi cho rằng phát biểu như vậy chưa hiểu biết thấu đáo về ngành điện. Xin hãy hiểu rằng việc chia thành 3, 5 hay 6 bậc thang cần đứng trên quan điểm về sự biến động của chi phí biên trong cung ứng điện, thay vì những ý kiến thêm nhiều bậc mà không có căn cứ gì.

Do đó với ngành điện, việc cần nghiên cứu ở đây là cơ cấu 6 bậc thang có còn phù hợp với cơ cấu chi phí cung ứng đối với phụ tải sinh hoạt hay không, đó là việc cần phải làm chứ không chạy theo những ý kiến thiếu căn cứ, thiếu hiểu biết về ngành.

(Tiêu đề bài viết do Lao Động đặt)

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi
TIN LIÊN QUAN

Giá điện, xăng dầu... đẩy chỉ số giá tiêu dùng-CPI tháng 4 tăng 0,31%

Khánh Vũ |

Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi... là những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2019 tăng nhẹ so với tháng trước.

Xin "mật hoá" thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN?

Thuỳ Dung |

Trong bối cảnh hoá đơn tiền điện của các gia đình tăng cao mà chưa có lý giải thuyết phục người dân, việc Bộ Công Thuơng xin đóng dấu mật  báo cáo điều hành kinh doanh, phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện chưa công bố sẽ khiến cho người dân bức xúc.

Giá điện không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế?

Phạm Dung |

Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện tăng lên 8,36% vào ngày 20.3, thế nhưng sau khi cầm trên tay hoá đơn tiền điện, người dân mới ngỡ ngàng khi con số không dừng lại ở 8,36% mà lên tới 50-70%.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Giá điện, xăng dầu... đẩy chỉ số giá tiêu dùng-CPI tháng 4 tăng 0,31%

Khánh Vũ |

Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi... là những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2019 tăng nhẹ so với tháng trước.

Xin "mật hoá" thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN?

Thuỳ Dung |

Trong bối cảnh hoá đơn tiền điện của các gia đình tăng cao mà chưa có lý giải thuyết phục người dân, việc Bộ Công Thuơng xin đóng dấu mật  báo cáo điều hành kinh doanh, phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện chưa công bố sẽ khiến cho người dân bức xúc.

Giá điện không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế?

Phạm Dung |

Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện tăng lên 8,36% vào ngày 20.3, thế nhưng sau khi cầm trên tay hoá đơn tiền điện, người dân mới ngỡ ngàng khi con số không dừng lại ở 8,36% mà lên tới 50-70%.