Tận dụng triệt để các cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021

Vương Hà Chung |

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm động lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025.

Chiều 5.11, tiếp tục phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao đổi một số vấn đề có liên quan tới ý kiến của các vị đại biểu quốc hội.

Mục tiêu tăng trưởng tạo động lực để quyết tâm phấn đấu

Đối với một số vấn đề lớn liên quan tới phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công của năm 2020 cũng như giai đoạn 2021-2025, mà các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Về mục tiêu tăng trưởng năm 2021 và giai đoạn 2021-2025. Một số đại biểu có băn khoăn về chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021, tức là tăng khoảng 6% là tương đối cao và khó có khả năng thực hiện.

Như Chính phủ đã báo cáo, bước vào năm 2021 dự báo nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ môi trường quốc tế, còn nhiều rủi ro và bất định, cạnh tranh giữa các quốc gia lớn, suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu rộng và kéo dài của dịch COVID-19, tình hình thiên tai, dịch bệnh trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy có không ít những cơ hội và tiềm năng mà nước ta có thể nắm bắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ như tác động tích cực từ các Hiệp định FTA, trong đó có EVFTA với EU, cơ hội thu hút FDI từ việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, chuyển đổi số, thương mại điện tử, sự hình thành các ngành nghề, mô hình kinh doanh mới sáng tạo, từ nguồn nhân lực dồi dào, năng động.

Nếu tận dụng triệt để các cơ hội này và khắc phục được những khó khăn nội tại của nền kinh tế thì khả năng đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 cũng như giai đoạn 2021-2025 là có cơ sở.

“Việc đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm động lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025” - ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh QH
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh QH

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các nhiệm vụ trọng tâm trước mắt thì phải tập trung vào khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho người dân ở vùng bão, lũ. Tranh thủ các cơ hội mới sau khi các dịch bệnh đi qua.

Về định hướng kế hoạch đầu tư công của giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu cho rằng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả nổi bật, khắc phục cơ bản được tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, phê duyệt dự án không đảm bảo được các nguồn vốn. Chấm dứt được phát sinh, nợ đọng xây dựng cơ bản. Bố trí đủ vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư gắn với trách nhiệm của từng cấp. Góp phần nâng cao được hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với cả toàn bộ quá trình đầu tư. Kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư cũng đã được nâng cao.

Bố trí đủ vốn để xây dựng hoàn thành một số trục giao thông

Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm thì ngân sách trung ương bố trí đủ vốn để tập trung xây dựng hoàn thành ngay một số trục giao thông như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông toàn tuyến từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành chuẩn bị để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao, sẽ báo cáo Quốc hội sau, đường sắt vùng kết nối đồng bộ các hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.

Thực hiện đầu tư các dự án truyền tải điện tới vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu của các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân.

Để bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, Nghị quyết cũng ưu tiên hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cao hơn cho Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên để đầu tư phát triển các vùng khó khăn, biên giới chịu nhiều tác động từ thiên tai, biến đổi khí hậu...

Đối với các trung tâm kinh tế, đô thị lớn thì tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số công trình giao thông trọng yếu, giải quyết các vấn đề bức xúc, cản trở đến phát triển như là ùn tắc giao thông hay úng ngập ở một số thành phố lớn. Theo đó, ưu tiên tập trung đầu tư vào các tuyến vành đai, các đường nối, đường cao tốc, các quốc lộ quan trọng, giao thông nội đô, đường sắt đô thị, đường xuyên tâm, các công trình đầu mối về cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải...

Vương Hà Chung
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Thủ tướng: Phát triển đô thị là một kênh tăng trưởng quan trọng

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt lãnh đạo Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam vào cuối giờ chiều 27.10.

TPHCM giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2025 còn 8%/năm

Nhóm Phóng Viên |

TPHCM điều chỉnh chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8% thay vì 8-8,5% như trong báo trình đại hội trước đó.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Thủ tướng: Phát triển đô thị là một kênh tăng trưởng quan trọng

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt lãnh đạo Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam vào cuối giờ chiều 27.10.

TPHCM giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2025 còn 8%/năm

Nhóm Phóng Viên |

TPHCM điều chỉnh chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8% thay vì 8-8,5% như trong báo trình đại hội trước đó.