Tại sao đầu tư chứng khoán cần quan tâm đến GDP?

Phương Anh |

Khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng kết quả kinh doanh của một công ty cụ thể và đánh giá sức khỏe chung của nền kinh tế. GDP là chỉ số hiệu quả đánh giá sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một quốc gia, trong khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản, GDP là thước đo đánh giá sức mạnh và quy mô của một nền kinh tế.

Nếu GDP của một quốc gia thấp, có khả năng là thị trường chứng khoán của quốc gia đó yếu. Tốc độ tăng trưởng GDP cũng cần quan tâm để phân tích xu hướng GDP. Nó cho biết nền kinh tế của đất nước đang thu hẹp hay đang phát triển. Liệu nền kinh tế có nguy cơ suy thoái hoặc lạm phát hay không? Đây là tất cả các yếu tố có thể tác động đến hiệu suất của thị trường chứng khoán và do đó, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tính đến tháng 4/2021, Mỹ vẫn là quốc gia có GDP cao nhất thế giới với 22,68 nghìn tỉ USD, kế tiếp là Trung Quốc với khoảng 16,64 nghìn tỉ USD.

GDP được tính theo công thức: C + G + I + NX = GDP

C: Chi tiêu tiêu dùng bao gồm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Bất kỳ dịch vụ nào như cắt tóc hoặc thay dầu xe máy đều được tính.

G: Chi tiêu của chính phủ bao gồm bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ chính phủ mua. Ví dụ như tiền lương của công nhân, sửa đường, hay chi tiêu cho quân sự. Lưu ý rằng các khoản thanh toán chuyển nhượng (chẳng hạn như an sinh xã hội hoặc thất nghiệp) không được tính.

I: Tổng đầu tư khu vực tư nhân trong nước bao gồm đầu tư vào tư bản hiện vật đầu tư đất ở và hàng tồn kho. Các khoản đầu tư tư bản hiện vật là các khoản đầu tư tư nhân trong nước như mua máy móc thiết bị mới hoặc xây dựng nhà xưởng, nhà máy.

Đầu tư bất động sản là các hoạt động mua bán chỗ ở mới thực hiện bởi một cá nhân hay các nhà đầu tư.  GDP chỉ tính khi đó là căn nhà mới hay có hoạt động sửa chữa cải tạo. Do đó, khi chủ sở hữu một ngôi nhà bán cho người khác, giá trị tính vào GDP là phí môi giới tiềm năng hoặc khoản lãi chênh lệch.

Hàng tồn kho số hàng hóa chưa bán hết của một công ty có vào cuối một khoảng thời gian cụ thể (thường là quý hoặc năm). Ví dụ: nếu tôi sở hữu một cửa hàng thảm và đã mua 1.000 tấm thảm mới vào đầu năm nhưng chỉ có thể bán được 600 tấm thảm. 400 tấm thảm còn lại sẽ được tính là hàng tồn kho.

NX: Xuất khẩu ròng. Tính xuất khẩu ròng bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu trong một khoảng thời gian cụ thể trừ đi tổng số hàng nhập khẩu. Xuất khẩu ròng bao hàm nhiều loại hàng hóa như ô tô, cà phê đến kim cương.

Phân loại GDP

GDP thực tế: GDP thực tế phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa - dịch vụ sản xuất ra và đã điều chỉnh theo tác động lạm phát.

GDP danh nghĩa: GDP danh nghĩa ước tính sản lượng mà một quốc gia có thể tạo ra nếu hoạt động ở hiệu suất tối đa. Các nhà kinh tế so sánh GDP danh nghĩa với GDP thực tế tính mức chênh lệch sản lượng, và kết luận nền kinh tế đang sản xuất nhiều hơn hay ít hơn khả năng của nó.

Nhưng GDP không phải là tiêu chí duy nhất

Không phải quốc gia nào có GDP cao cũng phát triển mạnh, bởi GDP không tính đến chênh lệch giàu nghèo. Hai quốc gia có thể có GDP như nhau, nhưng một nước có vài người siêu giàu và đa số người nghèo trong khi ở quốc gia còn lại, chênh lệch giàu nghèo là không đáng kể.

Bên cạnh đó, GDP không bao gồm giao dịch phi pháp không công khai. Ví dụ, giao dịch trên thị trường chợ đen, các hoạt động nhằm trốn thuế.

GDP cũng không tính đến các hoạt động phát triển bền vững của một quốc gia, trong khi tăng trưởng tại nhiều quốc gia có xu hướng dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Vì vậy, chuyên gia Eleanna Eimer tại Nasdaq cho rằng GDP có thể là công cụ tuyệt vời mô tả quy mô và sức mạnh của một nền kinh tế, nhưng hẳn là tất cả. Đừng thấy GDP cao mà vội bỏ qua sự chênh lệch giàu nghèo ở một quốc gia hay xem nhẹ phát triển bền vững.

Eleanna Eimer khuyến nghị nhà đầu tư: Khi nhìn vào “sự thành công” của nền kinh tế, phải tính đến không chỉ hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó sản xuất mà còn cả lối sống và nếp sinh hoạt được ưa chuộng.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 2022 là 6,5%: Quyết tâm và dũng cảm

Minh Bằng |

Một con số được cho là rất ấn tượng khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 15. Đó là Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 đạt khoảng 6 - 6,5%.

Nợ công toàn cầu lên mức 97,8% GDP thế giới

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nợ công của các chính phủ toàn cầu ước tính bằng 97,8% GDP thế giới năm 2021.

Thủ tướng: Kinh tế số đặt mục tiêu chiếm 20% tỷ trọng GDP vào năm 2025

Trần Tuấn |

Thủ tướng cho biết, với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam, kinh tế số có thể phấn đấu chiếm 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 2022 là 6,5%: Quyết tâm và dũng cảm

Minh Bằng |

Một con số được cho là rất ấn tượng khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 15. Đó là Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 đạt khoảng 6 - 6,5%.

Nợ công toàn cầu lên mức 97,8% GDP thế giới

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nợ công của các chính phủ toàn cầu ước tính bằng 97,8% GDP thế giới năm 2021.

Thủ tướng: Kinh tế số đặt mục tiêu chiếm 20% tỷ trọng GDP vào năm 2025

Trần Tuấn |

Thủ tướng cho biết, với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam, kinh tế số có thể phấn đấu chiếm 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.