Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát hiệu quả, khi cả nước 16 ngày nay không có ca mắc mới. Cả xã hội đang bắt tay vào tái khởi động nền kinh tế sau 2 tháng bị đình trệ vì dịch bệnh.

Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, xúc tiến thương mại

Để nhanh chóng vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh, Việt Nam xác định không thể thụ động ngồi chờ dịch bệnh COVID-19 qua đi, mà xác định nhiệm vụ kép: Vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa để tái khởi động nền kinh tế. Nền kinh tế từ trạng thái "tĩnh" trong giai đoạn cao điểm chống dịch đã chuyển giai đoạn “động” khi dịch bệnh lắng xuống để tận dụng mọi thời cơ của những người đi trước.

Đến thời điểm này, hàng loạt cặp cửa khẩu biên giới đã hoạt động trở lại để khơi thông xuất nhập khẩu biên giới giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, trong đó, cặp chợ Tân Thanh – Pò Chài (Trung Quốc) đã thông quan trở lại vào ngày 1.5.2020. Tính đến 16 giờ ngày 1.5.2020, khối lượng xe hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh đã tăng lên trên 100 xe/ngày (trong đó có 80 xe hàng xuất khẩu), tăng khoảng 20% so với ngày 30.4.

Số liệu thống kê đến ngày 29.4.2020, tổng số xe xuất tại các tỉnh giáp Trung Quốc là 59.682 xe; số xe nhập khẩu là 51.802 xe. Tổng số xe hàng hóa tồn tại cửa khẩu đã giảm 50%, chỉ còn trên 900 xe.

Hoạt động xúc tiến thương mại cũng đang được đẩy mạnh. Theo Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản, thực phẩm Việt Nam - Singapore 2020, kết hợp hội thảo chia sẻ các cơ hội và cách thức thâm nhập thị trường Singapore từ các chuyên gia ngành hàng tại Singapore. Thời gian tổ chức dự kiến từ ngày 15-16.5.2020.

Tiếp sau đó là Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam-Trung Quốc 2020, dự kiến tổ chức từ ngày 26-27.5.2020 theo hình thức trực tuyến với quy mô khoảng 60-80 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc (tổ chức tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc)...

Các doanh nghiệp bắt tay đẩy mạnh hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa. Ảnh: Văn Giang
Các doanh nghiệp bắt tay đẩy mạnh hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa. Ảnh: Văn Giang

Các ngành sản xuất tìm hướng tăng tốc

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, để khởi động lại nền kinh tế sau thời gian ảnh hưởng dịch bệnh, cần làm rõ trạng thái mới của xã hội. “Có 4 yếu tố của trạng thái này là: Việc đứt gãy của chuỗi cung ứng; sự thay đổi của phương thức sản xuất và tiêu dùng trong xã hội; tổng cầu của cả nền kinh tế giảm, ảnh hưởng đến sản xuất; kích thích tăng thêm xu thế bảo hộ mậu dịch” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, gói hỗ trợ cần dành cho những ngành nghề thực sự cần thiết, sử dụng nhiều lao động trong nước, có như vậy, hỗ trợ mới thực sự đạt hiệu quả.

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đề nghị các ngân hàng linh hoạt hơn trong các thủ tục, chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn để kinh doanh, vực dậy nền kinh tế.

Mới đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã gửi các văn bản kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan đề nghị có các giải pháp tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp. 

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Hàng hóa Việt rộng đường xuất khẩu đến các thị trường lớn

Khương Duy |

Xuất khẩu sang các thị trường lớn: Nhiều tín hiệu khả quan; Cơ hội "vàng" cho doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa; Ông chủ DOJI bí mật mua lại Thế giới Kim cương... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Khơi dậy nội lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Ngô Cường thực hiện |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh nói chung, không phải không có cơ hội. Đây là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, khả năng chống và thích ứng với các biến động nhiều hơn.

Vực dậy nền kinh tế: Thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp

Phong Nguyễn |

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm cho thấy, đến giữa tháng 4.2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; gần 85% DN được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là khống chế hiệu quả dịch bệnh và tái khởi động sản xuất, kinh doanh để vực dậy nền kinh tế.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Quốc hội họp bất thường lần 3, xem xét công tác nhân sự

Vương Trần |

Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Kinh tế 24h: Hàng hóa Việt rộng đường xuất khẩu đến các thị trường lớn

Khương Duy |

Xuất khẩu sang các thị trường lớn: Nhiều tín hiệu khả quan; Cơ hội "vàng" cho doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa; Ông chủ DOJI bí mật mua lại Thế giới Kim cương... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Khơi dậy nội lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Ngô Cường thực hiện |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh nói chung, không phải không có cơ hội. Đây là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, khả năng chống và thích ứng với các biến động nhiều hơn.

Vực dậy nền kinh tế: Thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp

Phong Nguyễn |

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm cho thấy, đến giữa tháng 4.2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; gần 85% DN được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là khống chế hiệu quả dịch bệnh và tái khởi động sản xuất, kinh doanh để vực dậy nền kinh tế.