Tài chính thông minh: Tiết kiệm điên cuồng có phải cách làm giàu bền vững?

Đức Mạnh |

"Tiết kiệm điên cuồng" nổi lên ở Trung Quốc như một trào lưu sau dịch COVID-19. Không tiệc tùng, tắt điện ngủ sớm, mua đồ sắp hết hạn... là lựa chọn thắt lưng buộc bụng để giàu có. Liệu đây có phải cách quản lý tài chính thông minh?

Không tiệc tùng, tắt điện ngủ sớm, mua đồ sắp hết hạn...

Từ khi COVID-19 bùng phát, mạng xã hội Trung Quốc nổi lên các hội nhóm ưa thích lối sống tiết kiệm. Dẫn đầu là nhóm "Tiết kiệm điên cuồng" với hơn nửa triệu thành viên. Tại đây, nhiều người đã chia sẻ cách chi tiêu của họ.

Cha mẹ ly hôn, gia đình 5 người của Thiển Thiển sống bằng lương hưu của bà ngoại. Năm 2017, cô có người yêu và tính chuyện kết hôn. Do gia cảnh không mấy khá giả nên vợ chồng phải vay ngân hàng 300.000 tệ để mua căn hộ. Cô vì thế mà không tổ chức đám cưới, chỉ đăng ký kết hôn rồi về chung sống.

Trong bài viết chia sẻ lên nhóm "Tiết kiệm điên cuồng", cô gái đã vạch ra kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm rất chi tiết trong 5 năm. Cụ thể, lương hàng tháng của cô là 6.000 tệ, của chồng là 15.000 tệ. Cô đặt ra cho hai vợ chồng một số quy định khá hà khắc như không được bước chân vào cửa hàng tiện lợi, tiệm bánh, cửa hàng đồ ăn nhẹ hay cửa hàng cà phê; phải lập trước danh sách những mặt hàng cần mua, tuyệt đối không tiêu lố dù chỉ một đồng; không nhất thiết phải ăn 3 bữa một ngày, mỗi bữa chỉ ăn trong 7 phút (kể cả tiệc buffet); không mua vé xem phim hay ca nhạc; ngày lễ, Tết, sinh nhật không tặng quà hay tổ chức tiệc tùng; 22h hàng ngày phải tắt điện đi ngủ để tiết kiệm điện...

Bằng cách này, nửa đầu năm nay, hai vợ chồng đã trả nợ được 180.000 tệ.

Không riêng Thiển Thiển, Tiểu Kiệt cũng là một thành viên nổi bật của nhóm "Tiết kiệm điên cuồng". Theo chia sẻ, cô gái sinh năm 1994 từ khi bước chân vào đại học đã nhận thức: để giàu có không có cách nào khác là chăm chỉ làm việc và tiết kiệm.

Tiểu Kiệt làm việc trong ngân hàng, mặc đồng phục, ăn trưa miễn phí tại cơ quan... nên tiết kiệm được khá nhiều. Cô dành dụm tới một nửa tiền lương hàng tháng, tính cả năm sẽ được 50.000 tệ. Hiện cô gái đã mua được nhà ở Thành Đô, tất nhiên là có vay ngân hàng.

Điều đáng nói, Tiểu Kiệt không dùng đồ hiệu, chỉ mua quần áo nội địa hợp túi tiền dù nhiều lần bị bạn bè chê bai là quê mùa. Cô cũng không đổi điện thoại theo trào lưu. Tiểu Kiệt thường xuyên nấu ăn tại nhà, không la cà hàng quán. Đặc biệt, cô thường dùng các loại thực phẩm sắp hết hạn bởi chúng có giá chỉ bằng 1/3 giá gốc.

Không cần tiết kiệm nhiều, vấn đề nằm ở bền vững

Liệu chỉ chăm chăm tiết kiệm có phải hợp lý? Trong tài chính cá nhân, có 4 bước cần phối hợp là kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư. Tiết kiệm là rất quan trọng, nhưng tiết kiệm chứ không phải hà tiện.

Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) nhấn mạnh về 4 sai lầm dễ mắc phải khi tiết kiệm.

Đầu tiên là ham mua những đồ rẻ tiền chứ không phải mua theo giá trị sử dụng. Thứ hai là cắt giảm tất cả các khoản chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu cho du lịch, giải trí sẽ làm giảm chỉ số hạnh phúc.

Thứ ba là bỏ đi hết cả chi phí học tập nâng cao trình độ, phát triển bản thân và tạo dựng các mối quan hệ. Thứ tư là chỉ dự trữ tiền mặt sẽ gặp phải rủi ro tiền mất giá do lạm phát hoặc các rủi ro mất mát khác.

 
GS.TS Andreas Stoffers trong chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn). Ảnh: Đức Mạnh

Với kinh nghiệm 18 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Quỹ Friedrich Naumann tại Việt Nam - đưa ra lời khuyên: "Hầu hết khách hàng của tôi đã đánh giá thấp tác động của lãi suất kép và đánh giá quá cao khả năng tiết kiệm của chính họ. Tuy nhiên họ bắt đầu tiết kiệm một cách phi thực tế ngay từ đầu nhưng chỉ sau vài tháng thì dừng lại. Đơn giản là họ muốn tiết kiệm quá nhiều và quá nhanh.

Lời khuyên của tôi dành cho bạn là tiết kiệm ít hơn nhưng hãy làm như vậy thường xuyên và kiên trì trong ít nhất 20 năm."

Tiết kiệm và đầu tư như nào mới hiệu quả? Kênh đầu tư phù hợp với bạn là gì? GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ chi tiết trong số Tài chính thông minh tiếp theo.

Số 19 với chủ đề "Bí mật để tiền đẻ ra tiền" sẽ được phát sóng trên laodong.vn vào 19h ngày 16.6. Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF).

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF). Chuỗi video được phát sóng vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Sai lầm trong tiết kiệm khiến tiền chẳng thấy đâu mà chỉ vơi đi

Đức Mạnh |

Tiết kiệm là bước quan trọng trong quản lý tài chính thông minh nhưng nhiều người vẫn hiểu lầm bằng cách ham đồ rẻ, hà tiện quá mức hay chỉ dự trữ tiền mặt.

Tài chính thông minh: Muốn giàu có phải biết tiết kiệm đúng cách

Nhóm PV |

Trong số 12 của chương trình Tài chính thông minh, TS Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ hé lộ những sai lầm thường gặp khi tiết kiệm và mẹo giữ tiền hiệu quả.

Không phải mua sắm tài sản đắt tiền, mục đích sau cùng của tiết kiệm là gì?

Đức Mạnh |

Chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) cho rằng, nếu không hiểu đúng về tiết kiệm, bạn sẽ dễ rơi vào 1 trong 2 nhóm người thuộc thái cực rất khác nhau: Tiết kiệm quá mức và kỳ thị việc tiết kiệm, có tiền là hưởng thụ.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Sai lầm trong tiết kiệm khiến tiền chẳng thấy đâu mà chỉ vơi đi

Đức Mạnh |

Tiết kiệm là bước quan trọng trong quản lý tài chính thông minh nhưng nhiều người vẫn hiểu lầm bằng cách ham đồ rẻ, hà tiện quá mức hay chỉ dự trữ tiền mặt.

Tài chính thông minh: Muốn giàu có phải biết tiết kiệm đúng cách

Nhóm PV |

Trong số 12 của chương trình Tài chính thông minh, TS Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ hé lộ những sai lầm thường gặp khi tiết kiệm và mẹo giữ tiền hiệu quả.

Không phải mua sắm tài sản đắt tiền, mục đích sau cùng của tiết kiệm là gì?

Đức Mạnh |

Chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) cho rằng, nếu không hiểu đúng về tiết kiệm, bạn sẽ dễ rơi vào 1 trong 2 nhóm người thuộc thái cực rất khác nhau: Tiết kiệm quá mức và kỳ thị việc tiết kiệm, có tiền là hưởng thụ.