"Sức khỏe" FECON: Khoản phải thu ngày càng phình to vượt doanh thu

Tùng Thư |

Mặc dù doanh thu tăng trưởng đều đặn hàng năm, tỷ lệ nợ vay thấp nhưng điều khiến giới đầu tư lo ngại về cổ phiếu FCN của Công ty cổ phần FECON (HOSE) chính là các khoản phải thu ngắn hạn chồng chất.

Các khoản phải thu vượt quá doanh thu

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 mà FCN công bố, tại ngày 30.9.2020, tổng tài sản của FCN ghi nhận hơn 6.259 tỉ đồng; trong đó giá trị hàng tồn kho là 820,73 tỉ. Đáng chú ý, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của FCN, tới 57,2% tổng tài sản tại cuối quý III/2020.

Cụ thể, tại ngày 30.9.2020, các khoản phải thu ngắn hạn của FCN lên tới 3.583 tỉ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, FCN ghi nhận doanh thu 2.018 tỉ, tăng 11,8% và lãi ròng đạt 83,08 tỉ đồng, giảm 42,7% so với cùng kỳ 2019. Được biết, lợi nhuận FCN giảm chủ yếu do cùng kỳ ghi nhận lợi nhuận từ thoái vốn khỏi dự án Vĩnh Hảo 6.

Như vậy, tính đến hết quý III/2020, các khoản phải thu ngắn hạn của FCN đã lớn hơn doanh thu tới 1.565 tỉ đồng.

Tình trạng các khoản phải thu vượt doanh thu đã xảy ra tại FCN từ năm 2019.

Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất của FCN cho thấy đến ngày 31.12.2019, các khoản phải thu của công ty lên tới 3.363 tỉ đồng trong khi doanh thu đạt 3.091 tỉ đồng.

Lật lại báo cáo tài chính của FCN từ năm 2014 đến nay, có thể thấy trong hơn 6 năm qua, các khoản phải thu của công ty đã tăng lên 4 lần. Từ mức xấp xỉ 925 tỉ đồng (2014), 1070 tỉ (2015), 1.357 tỉ (2016), 2.014 tỉ (2017), 2.771 tỉ (2018), 3.363 tỉ (2019) đến 3.583 tỉ đồng tại ngày 30.9.2020.

Là một nhà thầu phụ chuyên sâu, FCN sau khi hoàn thành công việc sẽ được thanh toán thông qua trung gian là tổng thầu, chứ không trực tiếp từ chủ đầu tư. Điều này dẫn đến các khoản chi trả bị các tổng thầu chiếm dụng.

Dòng tiền kinh doanh âm triền miên

Các khoản phải thu ngày càng phình to là nguyên nhân chính khiến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FCN chìm trong cực âm trong gần 7 năm, bất chấp doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Kể từ năm 2014, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FCN bắt đầu rơi vào trạng thái âm (-60,33 tỉ đồng). Kể từ 2014 - 2019, không năm nào FCN có dòng tiền kinh doanh dương.

Trong lúc đó, nhà thầu này chi hàng trăm tỉ mỗi năm đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng hoạt động.

Những năm dòng tiền kinh doanh của FCN bị thâm hụt nặng nhất là 2015 (-200,3 tỉ đồng); 2016 (-121,17 tỉ đồng) và 2018 (-157,2 tỉ đồng).

Kết thúc nửa đầu năm 2020, báo cáo tài chính hợp nhất của FCN cho thấy dòng tiền kinh doanh của công ty vẫn âm gần 100 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến quý III/2020, dòng tiền kinh doanh của FCN dương trở lại nhờ chiếm dụng được hơn 305 tỉ đồng các khoản phải trả.

Nói như chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, lợi nhuận và dòng tiền là 2 khâu hoàn toàn khác nhau. Lợi nhuận có thể rất cao nhưng có khi chỉ nằm trên sổ sách còn tiền trên thực tế thì không có. Fecon là một minh chứng cho trường hợp này.

Dòng tiền kinh doanh được ví như mạch máu nuôi sống doanh nghiệp.

Chính vì vậy, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, doanh nghiệp có dòng tiền âm nhiều năm như FCN nhiều khi chỉ cần 1 cú sốc thôi là đã "mất máu chết ngay rồi”.

Ông Hiếu giải thích thêm, doanh nghiệp rơi vào trạng thái dòng tiền âm không phá sản vì thua lỗ mà phá sản do mất tính thanh khoản, không có khả năng chi trả.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.