Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân thế nào để hết bất cập?

Cường Ngô |

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý sửa Luật thuế thu nhập cá nhân. Để sắc thuế này bớt phức tạp và bất cập, chuyên gia đã đưa ra nhiều hướng giải pháp để sửa đổi.

Báo Lao Động trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

"Những người thu nhập thấp vẫn phải nộp thuế thì tính hiệu quả không cao"

Ông đánh giá thế nào về Luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay?

- Tôi cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay ảnh hưởng đến nhiều người và tương đối phức tạp, cho nên, có nhiều ý kiến trái chiều và bất cập.

Luật thuế này, không phải bây giờ mới bộc lộ sự bất cập, mà từ khi còn là Pháp lệnh Thuế thu nhập cá nhân với người có mức thu nhập cao. Vì vậy, nhà chức trách cần phải xem xét sửa đổi tổng thể, toàn diện, hoàn thiện để luật tốt hơn.

Như ông nói, cách tính thuế thu nhập cá nhân là vấn đề còn nhiều tranh cãi, nhất là vấn đề giảm trừ cho người lao động và người phụ thuộc. Cách Bộ Tài chính làm hiện nay là lấy 9 triệu đồng nhân cho tốc độ gia tăng CPI của năm 2019 so với 2013 là 23%, để ra con số 11 triệu đồng. Nhiều người cho rằng, cách tính này không sát với cuộc sống của người dân?

- Cách tính này hiện nay đang là đúng luật. Bởi luật quy định khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất, thì mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh. Theo tôi, điều này là chưa kịp thời, gây thiệt cho người lao động.

Quan điểm của Luật thuế thu nhập cá nhân là đánh thuế với người thu nhập cao, để hạn chế tối đa bất cân xứng thu nhập, chênh lệch giàu nghèo, củng cố nguồn thu ngân sách.

Tôi cảm tưởng, Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành chưa mang tinh thần như vậy; về cơ bản, những ai có thu nhập đều thuộc diện kê khai và tính thuế. Với những người thu nhập thấp, vẫn phải nộp thuế thì tính hiệu quả không cao.

Luật sư Trương Thanh Đức. Ảnh: Tuấn Anh
Luật sư Trương Thanh Đức. Ảnh: Tuấn Anh

Nên điều chỉnh bậc thuế xuống còn 3 bậc

Mức giảm trừ gia cảnh dành cho người lao động là 11 triệu đồng một tháng; còn người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng một tháng, áp dụng chung cho cả nước, không phân biệt vùng miền. Cách tính cào bằng này liệu có làm nảy sinh nhiều bất cập?

- Lương của người lao động được phân chia rất cụ thể, thành 4 vùng khác, với mức chênh lệch khá tương đối; giả thiết là với cùng một mức thu nhập, nhưng ở các địa bàn khác nhau thì mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc cũng nên khác nhau.

Ở vùng sâu vùng xa, mức giảm trừ gia cảnh với người lao động là 11 triệu, người phụ thuộc là 4,4 triệu, tôi cho rằng rất dư giả; song ở vùng thành thị - nơi có mức sống cao, mọi thứ đều đắt đỏ, thì mức giảm trừ gia cảnh như vậy là không đủ sống.

Trên thực tế, chính sách thuế tại nhiều quốc gia cũng không cào bằng mức giảm trừ gia cảnh, một phần do họ xác định và khấu trừ được chi phí đầu vào của người dân nhờ thanh toán không tiền mặt phát triển.

Mức giảm trừ hiện nay đã phù hợp với thực tế chưa, thưa ông?

- Tôi nghĩ rằng, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa dựa vào mức sống tối thiểu, hay thu nhập bình quân đầu người, cũng không hẳn là căn cứ vào lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng. Chính vì vậy, dường như mức nào cũng nhận được phản biện, thắc mắc.

Trong bối cảnh hiện nay, không ít ý kiến cho rằng cần nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng lên cao hơn, thậm chí thành 18-20 triệu đồng/tháng, bởi vật giá đã leo thang và mức 11 triệu đồng/tháng đã trở nên lạc hậu. Cùng với đó, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (hiện là 4,4 triệu đồng/tháng) cũng cần được nâng lên 50-70%.

Theo ông, làm thế nào để Luật thuế thu nhập cá nhân bớt rối rắm?

- Lần sửa đổi thời gian tới (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép), ban soạn thảo cần làm rõ cơ sở của mức giảm trừ gia cảnh và nên thiết kế linh hoạt, gồm khấu trừ cố định tối thiểu như hiện nay và khấu trừ một số nhu cầu chi tiêu bắt buộc có hóa đơn, chứng từ.

Ngoài ra, nên điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần, từ 7 bậc thuế dày đặc hiện nay về còn 3 bậc. Trong đó, bậc thấp cho nhóm thu nhập dưới 30 triệu đồng; bậc trung bình từ trên 30 đến 100 triệu đồng; và bậc cao là trên 100 triệu đồng.

Trong đó, bậc thấp chỉ thu thuế mức 2% (thay vì 5% như hiện nay), bậc trung bình 10%, bậc cao 20%. Cách thiết kế này sẽ giúp người dân dễ hiểu và dễ thực hiện, nhất là nhóm thu nhập dưới 30 triệu đồng.

- Xin cảm ơn ông! 

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập không bằng công nhân, hộ kinh doanh vẫn phải "gánh" nhiều thứ thuế

Cường Ngô |

Ngưỡng xác định chịu thuế 100 triệu đồng từ nhiều năm nay được xem là quá thấp, bởi chỉ cần đạt doanh thu hơn 273.000 đồng/ngày là tới ngưỡng chịu thuế.

Kinh doanh ăn uống có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Minh Hương |

Bà Tuyết Nga hỏi: Tôi kinh doanh ngành ăn uống, tôi đã đóng thuế môn bài, thuế hàng tháng. Vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân nữa không? Cách tính thuế như thế nào?

Thu nhập chưa đủ trang trải cuộc sống đã phải đóng thuế

Cường Ngô |

Thuế thu nhập cá nhân là một trong ba sắc thuế đóng góp lớn nhất cho thu ngân sách nhà nước hằng năm, với 110.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng thu cân đối ngân sách của năm 2021. Với những người làm công ăn lương - đóng góp 70% nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, nhưng chính sách thuế với họ lại không hợp lý.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thu nhập không bằng công nhân, hộ kinh doanh vẫn phải "gánh" nhiều thứ thuế

Cường Ngô |

Ngưỡng xác định chịu thuế 100 triệu đồng từ nhiều năm nay được xem là quá thấp, bởi chỉ cần đạt doanh thu hơn 273.000 đồng/ngày là tới ngưỡng chịu thuế.

Kinh doanh ăn uống có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Minh Hương |

Bà Tuyết Nga hỏi: Tôi kinh doanh ngành ăn uống, tôi đã đóng thuế môn bài, thuế hàng tháng. Vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân nữa không? Cách tính thuế như thế nào?

Thu nhập chưa đủ trang trải cuộc sống đã phải đóng thuế

Cường Ngô |

Thuế thu nhập cá nhân là một trong ba sắc thuế đóng góp lớn nhất cho thu ngân sách nhà nước hằng năm, với 110.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng thu cân đối ngân sách của năm 2021. Với những người làm công ăn lương - đóng góp 70% nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, nhưng chính sách thuế với họ lại không hợp lý.