Sữa, đồ uống không đến được đại lý do không phải là hàng thiết yếu

Cường Ngô |

Doanh nghiệp phản ánh rằng, mặt hàng đồ uống, sữa... không được xếp vào nhóm hàng thiết yếu nên không được chuyển đến đại lý, trong khi có thời hạn sử dụng ngắn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Sữa, đồ uống không phải thực phẩm thiết yếu?

Phản ánh đến Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhiều hiệp hội ngành hàng cho biết, các biện pháp hạn chế đi lại, hạn chế lưu thông của các địa phương trong thời gian qua đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo phản ánh, đặc trưng của ngành công nghiệp đó là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính, do đó, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch, lưu thông hàng hoá.

Chẳng hạn, các mặt hàng đồ uống như bia, nước ngọt, nước uống đóng lon... không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu, nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng, trong khi đó đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn.

Trong khi đó đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2-3 tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hoá không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh này, nhưng không thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.

Sữa, nước đóng lon... được cho là mặt hàng không thiết yếu ở một số tỉnh thành khiến việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn - Ảnh: Minh Huy
Mặt hàng sữa, nước đóng lon, ở nhiều địa phương quy định không phải là mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Minh Huy

Với các doanh nghiệp xuất khẩu, thủ tục khai báo hải quan và tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển là những điểm nghẽn cần được giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đưa hàng ra phao số không, để đưa hàng lên tàu thay vì tại cảng do không kịp tiến độ giao hàng.

Ưu tiên cho các doanh nghiệp sớm được tiêm vaccine

Trước những khó khăn nêu trên, các Hiệp hội ngành hàng đều thống nhất đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp đề xuất cần ưu tiên cho các doanh nghiệp sớm được tiêm vaccine, có thể cân nhắc trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu chi phí, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đưa các đối tượng trong ngành logistics thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vắc xin nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt.

Bổ sung các mặt hàng thực phẩm kể cả đồ uống, sữa… và các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho quá trình lưu thông hàng hoá;

Áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng, nhưng vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm do nghỉ dịch lâu nên khi quay lại sản xuất, các doanh nghiệp phải làm tăng ca cho kịp tiến độ giao hàng;

Bộ Tài chính nên xem xét tăng thời gian ân hạn giãn, hoãn nộp thuế, phí tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu; xem xét duy trì các giải pháp đã áp dụng trước đây như giảm phí trước bạ… nhằm hỗ trợ phục hồi thị trường tiêu dùng trong nước.

Các địa phương cần trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn và thống nhất các quy định giữa các địa phương nhằm tránh tình trạng cát cứ gây ách tắc lưu thông hàng hoá, gián đoạn chuỗi sản xuất;

Cho phép các doanh nghiệp sớm được quay trở lại sản xuất khi các điều kiện phòng chống dịch bệnh được đảm bảo; gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ôtô ra vào địa phương; cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Cần lập các đội lái xe phản ứng nhanh chở hàng thiết yếu cho phía Nam

Cường Ngô |

Lãnh đạo Vụ thị trường trong nước - cho biết, hiện các hệ thống phân phối liên tỉnh phục vụ hàng thiết yếu cho TPHCM và các tỉnh phía Nam đang thiếu lái xe do nhiều tài xế bị nhiễm COVID-19. Tình thế này rất cần Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) chỉ đạo việc thành lập các đội lái xe phản ứng nhanh, để hỗ trợ vận chuyển, cung ứng hàng hoá.

Thức ăn nuôi tôm không phải hàng thiết yếu, Sóc Trăng ra văn bản chấn chỉnh

NHẬT HỒ |

Sau một ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại hàng loạt vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng, thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản không đến được vùng nuôi. Nguyên nhân là do một số nơi cho rằng, đây không phải là mặt hàng thiếu yếu trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống COVID-19.

Sau Công điện 15, chợ truyền thống Hà Nội im lìm, hàng thiết yếu vẫn đảm bảo

Cường Ngô |

Hai hôm nay, tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vắng bóng khách, 2150 ki-ốt bán hàng không thiết yếu phải đóng cửa.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cần lập các đội lái xe phản ứng nhanh chở hàng thiết yếu cho phía Nam

Cường Ngô |

Lãnh đạo Vụ thị trường trong nước - cho biết, hiện các hệ thống phân phối liên tỉnh phục vụ hàng thiết yếu cho TPHCM và các tỉnh phía Nam đang thiếu lái xe do nhiều tài xế bị nhiễm COVID-19. Tình thế này rất cần Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) chỉ đạo việc thành lập các đội lái xe phản ứng nhanh, để hỗ trợ vận chuyển, cung ứng hàng hoá.

Thức ăn nuôi tôm không phải hàng thiết yếu, Sóc Trăng ra văn bản chấn chỉnh

NHẬT HỒ |

Sau một ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại hàng loạt vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng, thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản không đến được vùng nuôi. Nguyên nhân là do một số nơi cho rằng, đây không phải là mặt hàng thiếu yếu trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống COVID-19.

Sau Công điện 15, chợ truyền thống Hà Nội im lìm, hàng thiết yếu vẫn đảm bảo

Cường Ngô |

Hai hôm nay, tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vắng bóng khách, 2150 ki-ốt bán hàng không thiết yếu phải đóng cửa.