Sự thật về một số loại thiết bị được quảng cáo phát hiện virus Sars-CoV-2

Anh Tuấn |

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa phát đi cảnh báo về việc nhiều đối tượng lợi dụng dịch bệnh để bán các sản phẩm "phát hiện virus Sars-CoV-2" hay "hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà" trên mạng.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các sàn thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ những sản phẩm máy thở, các loại thuốc, các loại đo nồng độ oxy trong máu SpO2 vi phạm quy định thương mại để có căn cứ xử lý.

Theo đó, thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng tung ra quảng cáo bán các thiết bị hỗ trợ trong việc điều trị tại nhà như các loại máy thở, các loại thuốc, các loại đo nồng độ oxy trong máu SpO2… với giá rất rẻ, chỉ vài chục nghìn đến vài triệu đồng, được mô tả là có thể dùng để đo chỉ số oxy trong máu tại nhà, thậm chí được quảng cáo là "có thể phát hiện virus".

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dân thận trọng khi mua máy thở và máy đo nồng độ oxy và thuốc quảng cáo điều trị COVID-19. Ảnh: C.N
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dân thận trọng khi mua máy thở và máy đo nồng độ oxy và thuốc quảng cáo điều trị COVID-19. Ảnh: C.N
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi mua máy thở và máy đo nồng độ oxy và thuốc quảng cáo điều trị COVID-19. Ảnh: C.N

Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số ghi nhận, các loại máy này thường "nhái" với các thương hiệu uy tín như Eveny, Omroni hoặc tên chung chung là Oximeter. Các máy này thường cho kết quả không chính xác.

Và hầu hết các máy này có điểm chung là thiết kế nhỏ, dạng kẹp đầu ngón tay, dùng pin AAA, màn hình hiển thị hai thông số chính là SpO2, nhịp tim, cùng nút bấm để khởi động.

Tuy nhiên, những thiết bị này có thiết kế lỏng lẻo, chất lượng nhựa kém, các mối nối không liền mạch, có thể dùng tay để gỡ phần máy.

gày 21/8, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TPHCM cho biết đã phát hiện, triệt xóa đường dây sản xuất, buôn bán thuốc điều trị COVID-19 giả do Nguyễn Đức Thuận cùng đồng bọn tổ chức, thu giữ một lượng lớn tang vật với ước tính lên đến nhiều tỷ đồng. Ảnh: TTXVN
Ngày 21.8, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TPHCM cho biết đã phát hiện, triệt xóa đường dây sản xuất, buôn bán thuốc điều trị COVID-19 giả do Nguyễn Đức Thuận cùng đồng bọn tổ chức, thu giữ một lượng lớn tang vật với ước tính lên đến nhiều tỉ đồng. Ảnh: TTXVN

Theo phản ánh trên các trang mạng xã hội, hầu hết các thiết bị đo SpO2 với giá dưới 300.000 đồng/sản phẩm đều nhận phản hồi tiêu cực về chất lượng và bị đánh giá rất thấp. Người sử dụng những mặt hàng kém chất lượng này sẽ có thể gặp nguy hiểm khi tin theo những chỉ số báo không chính xác trên máy.

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, các thiết bị đo SpO2 cần thiết đối với các trường hợp F0 bắt đầu có triệu chứng, chứ không phải là dấu hiệu để phát hiện người mắc dịch.

SpO2 chỉ là một trong những chỉ số giúp nhận biết sớm các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng, phù hợp cho những ai đang theo dõi người thân là F0 tại nhà. Bởi vậy không nên nghe quảng cáo rồi mua sắm đủ thứ thiết bị, nhiều khi không cần thiết mà còn đưa đến những chỉ số sai lệch rất tai hại.

Chính vì vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, người bán, nhất là không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên mạng.

Cục khuyến khích người dân nếu phát hiện các gian hàng vi phạm hãy phản ánh về Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số theo địa chỉ: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, điện thoại: 024 222 05 512. Email: qltmdt@moit.gov.vn.

Trước thực trạng nhiều người dân tự mua máy tạo oxy, máy thở, bình oxy để tự dùng tại nhà, PGS-TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - khuyến cáo người dân không nên đổ xô mua các máy móc này.

PGS-TS Nhung khẳng định, bệnh nhân mắc COVID-19 cần được điều trị chuyên biệt, không thể đơn thuần điều trị tại nhà với oxy y tế.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Chi nửa triệu thuê "lốt" dù bến xe Nước Ngầm không được phép tập kết hàng

NHÓM PV |

Dù không phải là 1 trong 5 địa điểm được Hà Nội chọn là điểm tập kết nông sản, hàng hóa thiết yếu, song những ngày này, bến xe Nước Ngầm luôn đông đúc, tấp nập người ra vào nhận hàng hoá. Theo các chủ nhà xe, để được tập kết tại đây, họ phải trả phí từ 300.000 - 600.000 đồng tuỳ loại xe. Và lí do họ chọn bến xe nước ngầm là vì xung quanh kho của nhà xe có nhiều chốt nên khách hàng không thể ra vào nếu không có giấy tờ. Còn tại đây, việc di chuyển dễ dàng hơn, khách hàng không cần đo thân nhiệt hay khai báo y tế.

Bất chấp giãn cách, hàng trăm xe tải tập kết chở hàng ở bến xe Nước Ngầm

Nhóm PV |

Mặc dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng tại bến xe Nước Ngầm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có hàng trăm xe tải chở hàng hoá tập kết tại đây, không đảm bảo giãn cách, an toàn phòng chống dịch.

Biến thể “virus tin giả” ngày càng tinh vi, nguy hiểm: Vaccine ở đâu?

Nhóm PV |

Giờ đây, nhắc đến virus, người ta nghĩ ngay đến đại dịch gây thảm họa cho con người. Thế nhưng cũng chính trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay, trên không gian mạng đang tồn tại loại virus không gây dịch bệnh nhưng vẫn gây hậu quả khôn lường. Đó là virus tin giả. Đáng nói “virus” này dường như cũng đang tinh vi hơn và tạo ra “nhiều biến thể mới” lây lan nhanh hơn và khó lường hơn. Vậy làm sao để chặn đứng nguồn lây của loại “virus” này và “vaccine” nào hiệu quả?

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Chi nửa triệu thuê "lốt" dù bến xe Nước Ngầm không được phép tập kết hàng

NHÓM PV |

Dù không phải là 1 trong 5 địa điểm được Hà Nội chọn là điểm tập kết nông sản, hàng hóa thiết yếu, song những ngày này, bến xe Nước Ngầm luôn đông đúc, tấp nập người ra vào nhận hàng hoá. Theo các chủ nhà xe, để được tập kết tại đây, họ phải trả phí từ 300.000 - 600.000 đồng tuỳ loại xe. Và lí do họ chọn bến xe nước ngầm là vì xung quanh kho của nhà xe có nhiều chốt nên khách hàng không thể ra vào nếu không có giấy tờ. Còn tại đây, việc di chuyển dễ dàng hơn, khách hàng không cần đo thân nhiệt hay khai báo y tế.

Bất chấp giãn cách, hàng trăm xe tải tập kết chở hàng ở bến xe Nước Ngầm

Nhóm PV |

Mặc dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng tại bến xe Nước Ngầm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có hàng trăm xe tải chở hàng hoá tập kết tại đây, không đảm bảo giãn cách, an toàn phòng chống dịch.

Biến thể “virus tin giả” ngày càng tinh vi, nguy hiểm: Vaccine ở đâu?

Nhóm PV |

Giờ đây, nhắc đến virus, người ta nghĩ ngay đến đại dịch gây thảm họa cho con người. Thế nhưng cũng chính trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay, trên không gian mạng đang tồn tại loại virus không gây dịch bệnh nhưng vẫn gây hậu quả khôn lường. Đó là virus tin giả. Đáng nói “virus” này dường như cũng đang tinh vi hơn và tạo ra “nhiều biến thể mới” lây lan nhanh hơn và khó lường hơn. Vậy làm sao để chặn đứng nguồn lây của loại “virus” này và “vaccine” nào hiệu quả?