Sự chủ động là tài sản quốc gia trong bối cảnh mới

|

Vào tháng 7.2019, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Hoạt động thanh kiểm tra các tỉnh thành hay xảy ra nạn buôn lậu cũng được tăng cường. Việt Nam đã cải thiện quan hệ thương mại với Mỹ và đàm phán để tăng cường hàng hóa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Nhưng cần có một nhóm giải pháp để không chỉ ứng phó với những gì đã xảy ra mà còn hành động hiệu quả hơn trong tương lai. Điều đầu tiên cần thay đổi nhận thức từ bị động sang chủ động.

Bước ngoặt

Năm 2017 đánh dấu sự chuyển ngoặt trong cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc khi Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ (NSS) vào cuối năm đã lần đầu tiên nhắc Trung Quốc là quốc gia nằm trong nhóm những “cường quốc xét lại” có khả năng thách thức những trật tự quan hệ quốc tế hiện thời do Mỹ lãnh đạo và thiết lập.

Trong lĩnh vực thương mại, tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump khi tranh cử đã thành hiện thực. Sau 18 tháng (kể từ tháng 3.2018), tính đến hết tháng 11.2019, 250 tỉ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã bị áp thuế 25% và 272 tỉ USD hàng hóa còn lại bị áp thuế quan bổ sung 10%. Để đáp trả, Trung Quốc đã nâng thuế quan trung bình đối với hàng xuất khẩu từ Mỹ từ mức 8% (ngày 1.1.2018) lên 21,8% (vào ngày 1.9.2019) trong khi hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác đã được giảm thuế từ 8% xuống còn 6,7% vào các thời điểm tương ứng.

Căng thẳng không dừng lại ở đó khi các công ty trong lĩnh vực công nghệ cũng trở thành “nạn nhân” của các chính sách mới. Hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc bị đưa vào danh sách cấm giao dịch với các công ty Mỹ. Ngược lại, nhiều công ty Mỹ cũng bắt đầu cảm nhận được sự khó khăn của căng thẳng đến hoạt động làm ăn của mình ở Trung Quốc. Trong khảo sát của AmCham Trung Quốc năm 2019, trong 5 khó khăn lớn nhất doanh nghiệp Mỹ phải đối diện ở Trung Quốc thì năm 2019, lần đầu tiên “Căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ - Trung” trở thành một trong năm trở ngại lớn, đứng ở vị trí thứ ba với 45% doanh nghiệp trả lời.

Tất cả những căng thẳng gia tăng giữa hai nước Mỹ - Trung đã đẩy nhiều nước trên thế giới vào những lựa chọn mới, nhiều khó khăn và mất mát hơn. Chiến tranh thương mại đã khiến tăng trưởng của toàn cầu giảm 0,1 - 0,2 điểm phần trăm.

“Hai nguyên tắc, ba lĩnh vực”

Khi quan hệ Mỹ - Trung đi vào giai đoạn căng thẳng năm 2018, tôi vẫn nhớ rằng có nhiều phân tích của các tờ báo Nhật Bản hoặc Hồng Kông cho rằng, Việt Nam là nước được hưởng lợi lớn nhất về xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế từ điều này. Đến nay, một số ngân hàng nước ngoài vẫn đánh giá như vậy.

Nhưng rõ ràng, không ai có thể hưởng lợi lâu dài trong một môi trường toàn cầu bất ổn và nhiều điều khó lường. Sự ổn định là một nguồn lực quan trọng đối với các nước đang phát triển. Và Việt Nam đã thấm hiểu điều này khi Mỹ áp thuế bán phá giá lên tới hơn 450% lên mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam khi vấn đề xuất xứ hàng hóa của chúng ta quản lý không hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” vào tháng 7.2019. Hoạt động thanh kiểm tra các tỉnh thành hay xảy ra nạn buôn lậu cũng được tăng cường. Việt Nam đã cải thiện quan hệ thương mại với Mỹ và đàm phán để tăng cường hàng hóa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Nhưng cần có một nhóm giải pháp để không chỉ ứng phó với những gì đã xảy ra mà còn hành động hiệu quả hơn trong tương lai.

Có hai nguyên tắc và ba lĩnh vực cần ưu tiên trong 5 năm tiếp theo.

Nguyên tắc đầu tiên là việc hoạch định chính sách cần thay đổi từ bị động sang chủ động. Việt Nam cần cải cách các điều kiện kinh tế trong nước vì lợi ích của mình chứ không phải vì sức ép hay vì thay đổi của tình hình bên ngoài. Điều này sẽ giúp việc đàm phán và trao đổi với các đối tác lớn trở nên hiệu quả, mạch lạc và nhất quán hơn.

Nguyên tắc thứ hai là sự chủ động trong chính sách cần bắt nguồn từ việc hiểu cặn kẽ về nhu cầu phát triển của đất nước. Việt Nam cần hiểu mình muốn trở thành gì và làm thế nào để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh đàm phán RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực)  có thể hoàn tất vào năm 2020 - mặc dù Ấn Độ đã rút lui - Việt Nam sẽ có thêm nhiều lựa chọn để “phân tán các rủi ro” đối với hoạt động xuất khẩu.

Trong khi đó, việc thông qua EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU) tạo ra cơ hội lớn để thực hiện các cải cách nội bộ - điều mà Việt Nam đã bỏ lỡ từ sau khi gia nhập WTO. Cả hai điều nêu trên đang tạo ra một điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng cấp nền kinh tế. Do đó, việc tiếp theo cần làm là xác định các mục tiêu trung hạn (5 năm) thật rõ ràng, đi kèm với các chỉ tiêu có thể ước lượng được để đánh giá hiệu quả thực thi.

Trong 5 năm qua, Việt Nam đã tập trung vào cải tạo môi trường kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng những điều này cần thực hiện cùng với ba lĩnh vực cơ bản bao gồm: Cởi trói thực sự cho khu vực kinh tế tư nhân (các cơ hội về tín dụng, thông tin, chính sách đất đai… đều cần thay đổi mạnh hơn), nhưng trong quá trình đó, không nên dồn quá nhiều nguồn lực cho một nhóm nhỏ các tập đoàn tư nhân khiến phần còn lại bị đói cả vốn và cơ hội. Việc thiếu thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế tư nhân sẽ đẩy lùi các nỗ lực cải cách của chính phủ nếu các tập đoàn được ưu đãi không đem lại hiệu quả.

Song song với đó, không nên hy sinh nguồn lực trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài quá nhiều, bởi Việt Nam đã phụ thuộc vào khu vực FDI. Đó không chỉ là cái bẫy mà còn là rủi ro dài hạn đối với nhu cầu tự lực tự cường. Không có độc lập về kinh tế không thể có tự chủ về chính trị.

Lĩnh vực thứ hai là tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính quốc gia. Lĩnh vực thứ ba là nâng cao chất lượng thể chế (khả năng hoạch định chính sách - bao gồm cả hệ thống pháp luật đi kèm, khả năng thực thi chính sách, các công cụ khen thưởng và trừng phạt khi không hoàn thành mục tiêu) không thể tách rời việc tiếp tục chống tham nhũng.

Đối với các đối tác lớn như  Mỹ, Việt Nam cần theo đuổi một loạt chính sách trọn gói cả về thương mại, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh thay vì tiếp cận đơn lẻ theo cách “thủng đâu vá đấy”. Trong quan hệ với Trung Quốc, ổn định mọi mặt quan hệ và đưa các hợp tác đi vào thực chất cần phải là ưu tiên hàng đầu.

Nếu sự ổn định của môi trường bên ngoài là điều kiện cần để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, thì sự chủ động về chính sách và nhất quán về hành động sẽ là tài sản quan trọng để tồn tại vào thời điểm một trật tự thế giới mới đang hình thành.

TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
TIN LIÊN QUAN

Mỹ - Trung ký Thoả thuận thương mại giai đoạn 1: Đình chiến chờ tiếp chiến

Ngạc Ngư |

Mỹ và Trung Quốc đã chính thức ký kết với nhau kết quả của 13 vòng đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung khắc thương mại từ gần 2 năm nay mà họ gọi là Thoả thuận thương mại giai đoạn 1.

Châu Âu lo ngại về thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Phương Linh |

Nhóm các doanh nghiệp hàng đầu Châu Âu đã coi cam kết của Trung Quốc về tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong thoả thuận thương mại vừa được kí kết là "sự bóp méo thị trường" và rằng thoả thuận này là "viết lại toàn cầu hóa".

Điểm nhấn quan trọng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1

Ngọc Vân |

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung ký ngày 15.1 với những nội dung cụ thể trong khi hầu hết các mức thuế vẫn còn.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Mỹ - Trung ký Thoả thuận thương mại giai đoạn 1: Đình chiến chờ tiếp chiến

Ngạc Ngư |

Mỹ và Trung Quốc đã chính thức ký kết với nhau kết quả của 13 vòng đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung khắc thương mại từ gần 2 năm nay mà họ gọi là Thoả thuận thương mại giai đoạn 1.

Châu Âu lo ngại về thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Phương Linh |

Nhóm các doanh nghiệp hàng đầu Châu Âu đã coi cam kết của Trung Quốc về tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong thoả thuận thương mại vừa được kí kết là "sự bóp méo thị trường" và rằng thoả thuận này là "viết lại toàn cầu hóa".

Điểm nhấn quan trọng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1

Ngọc Vân |

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung ký ngày 15.1 với những nội dung cụ thể trong khi hầu hết các mức thuế vẫn còn.