“Siết” hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

LAN HƯƠNG |

Hiện cả nước có hơn 1.100 Quỹ tín dụng nhân dân, với khoảng 1,8 triệu thành viên, tổng nguồn vốn huy động khoảng 88.000 tỉ đồng. 

Nhằm phát huy hệ thống tín dụng nhân dân đẩy lùi nạn “hụi, họ” và ngăn tín dụng đen, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1.11.2018.

Quỹ tín dụng nhân dân dễ bị lợi dụng

Tại các thành phố lớn, nơi có mạng lưới ngân hàng cạnh tranh dày đặc, quỹ tín dụng nhân dân” không mấy phát triển. Tuy nhiên, tại các tỉnh, vùng sâu vùng xa, nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân đang là nơi cung cấp tín dụng cho hàng triệu người dân nghèo khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

“Hình thức quỹ này đã và đang đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Quan trọng hơn, quỹ góp phần đẩy lùi các mô hình rủi ro hơn như chơi hụi, tín dụng đen. Quy mô của các quỹ nhỏ. Tổng nguồn vốn huy động cho vay từ một vài tỉ đồng đến vài chục tỉ, đồng, chỉ có một vài quỹ lên đến trăm tỉ đồng. Nợ xấu thường rất thấp (dưới 1%). Đây là ưu điểm rất lớn so với mô hình ngân hàng thương mại”, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng - cho biết. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều trường hợp quỹ tín dụng nhân dân hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là vỡ nợ khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Điển hình, ngày 11.12.2017, Công an tỉnh Đồng Nai thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Tiến Lãm - Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Quảng Tiến, thuộc huyện Trảng Bom. Ông Lãm bị tạm giam để điều tra các dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cuối tháng 11.2017, khoảng 82 người dân ở Đồng Nai đang tỏ ra lo lắng về số phận tiền gửi của mình tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Thái Bình, khi có thông tin giám đốc quỹ đã “ôm” khoảng 50 tỉ đồng bỏ trốn. Theo nhiều người dân, trước đây quỹ trả tiền lãi và gốc rất đúng hạn nên tin tưởng. Đến khoảng giữa năm 2016, đơn vị này bắt đầu trây ỳ việc chi trả. Mỗi lần người dân đến lấy tiền lãi, hoặc rút tiền gốc, các cán bộ và nhân viên làm việc tại đây đều hứa và khất lại.

PGS-TS Trịnh Quốc Trung - Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh - cho biết: “Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ việc này là do hoạt động của Quỹ TDND còn mang tính gia đình, do các thành viên có liên quan với nhau kiểm soát hầu hết các hoạt động của quỹ dẫn đến các vị trí chủ chốt của Quỹ TDND bị thao túng theo hướng có lợi cho bản thân. Mặt khác, quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ TDND chưa có yêu cầu và tách bạch rõ ràng như các NHTM vì quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ. Hơn thế nữa, các thành viên tham gia quản lý, điều hành Quỹ TDND có năng lực hạn chế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Trong khi đó, hoạt động giám sát, kiểm tra chưa hiệu quả của các bên có liên quan như chi nhánh NHNN tại địa phương, UBND xã, phường nơi Quỹ TDND đặt trụ sở và hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opbank).

Trước thực trạng trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1.11.2018.

Làm thế nào để phát triển quỹ tín dụng nhân dân?

Nói về giải pháp nào quỹ tín dụng nhân dân, TS Cấn Văn Lực cho biết: “Quỹ tín dụng nhân dân cần tăng tính minh bạch, chuyên nghiệp. Thêm vào đó, cần xem xét điều chỉnh khái niệm về địa bàn chú đóng cho phù hợp và tiện lợi hơn cho khách hàng. Quỹ tín dụng ngân hàng cần đổi mới về công nghệ lạc hậu quá, thêm vào đó, cần xây dựng cơ chế hoạt động và khai thác tốt hơn quỹ bảo toàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân”.

Theo TS Cấn Văn Lực, thứ nhất, tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, bổ sung cơ chế để thành viên quỹ hiểu và giám sát khi gửi tiền vào quỹ cũng như là vay tiền từ quỹ này. Có thể nghĩ đến cơ chế thành viên quỹ bỏ phiếu tín nhiệm giám đốc định kỳ cũng là một phương thức đánh giá, giám sát.

Thứ hai, Quốc hội mới thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó điểm quan trọng là đã có hành lang pháp lý để tái cơ cấu và xử lý ngân hàng cũng như quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.

Thứ ba, lựa chọn người đứng đầu rất quan trọng. Những người này cần phải vừa có tâm (đạo đức nghề nghiệp), vừa có tầm (kiến thức, trình độ, kỹ năng - nhất là quản lý, điều hành), vừa có uy tín. Kinh nghiệm vừa qua cũng cho thấy, một giám đốc quỹ không nên tại vị quá lâu. 

Trao đổi với PV Báo Lao Động, một chuyên gia về ngân hàng cho biết, điểm đáng chú ý nhất trong Thông tư 23 lần này là quy định rõ hơn về tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân dưới các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; thủ tục thu hồi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân; thủ tục thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại. Thông tư cũng nêu rõ các hành vi không được thực hiện trong quá trình thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. L.H

LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ “Quỹ Tín dụng nhân dân Cẩm Bình thua kiện không nhận người lao động trở lại”: Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh sẽ thanh tra toàn diện

QUANG ĐẠI |

Liên quan đến vụ việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh đã có phản hồi. Ông Nguyễn Huy Tiến - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tại Hà Tĩnh - cho biết vụ việc đã có bản án của tòa, mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành.

Thua kiện, vẫn không nhận người lao động trở lại làm việc

QUANG ĐẠI - TRẦN LƯU |

Mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật cách đây 5 tháng, tuyên buộc Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND) xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhận người lao động trở lại làm việc do buộc thôi việc trái luật, nhưng đơn vị này vẫn biện lý do để không thực hiện.

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tới quỹ tín dụng nhân dân

H.M |

 Nhằm triển khai hiệu quả hơn nữa hoạt động tuyên truyền, vừa qua, BHTGVN đã tổ chức chuỗi các sự kiện tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Vụ “Quỹ Tín dụng nhân dân Cẩm Bình thua kiện không nhận người lao động trở lại”: Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh sẽ thanh tra toàn diện

QUANG ĐẠI |

Liên quan đến vụ việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh đã có phản hồi. Ông Nguyễn Huy Tiến - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tại Hà Tĩnh - cho biết vụ việc đã có bản án của tòa, mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành.

Thua kiện, vẫn không nhận người lao động trở lại làm việc

QUANG ĐẠI - TRẦN LƯU |

Mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật cách đây 5 tháng, tuyên buộc Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND) xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhận người lao động trở lại làm việc do buộc thôi việc trái luật, nhưng đơn vị này vẫn biện lý do để không thực hiện.

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tới quỹ tín dụng nhân dân

H.M |

 Nhằm triển khai hiệu quả hơn nữa hoạt động tuyên truyền, vừa qua, BHTGVN đã tổ chức chuỗi các sự kiện tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.