Shark Liên rời ghế Tổng Giám đốc của công ty Sông Đuống

Thuỳ Dung |

Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đã rời khởi ghế Tổng Giám đốc của công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống, nhường chỗ cho một 8x.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống vừa có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đã không còn là Tổng Giám đốc của công ty.

Thay thế vị trí của bà Liên là ông Tạ Đức Hoàng, sinh năm 1980, có hộ khẩu thường trú tại 5B7, TT Quân đội, Học viện Quốc phòng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ông Tạ Đức Hoàng đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Nước mặt Sông Đuống, đồng thời là Tổng Giám đốc Tập đoàn Aqua One (Công ty mẹ của Nước mặt Sông Đuống).

Bên cạnh đó, trong cơ cấu cổ đông của Công ty Nước mặt sông Đuống xuất hiện nhiều cá nhân có quốc tịch Thái Lan: Ông Natthapatt Tanboon-Ek, sinh năm 1970, quốc tịch Thái Lan, thành viên Ban Kiểm soát; Bà Jareeporn Jarukornsakul, sinh năm 1967, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị; Ông Vivat Jiratikarnsakil, sinh năm 1956, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị; Ông Wisate Chungwatana, sinh năm 1967, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị. Như vậy người Thái đang chiếm đa số trong danh sách những người quản lý.

Hai người còn lại là ông Nguyễn Trọng Dũng, sinh năm 1958, thành viên Ban Kiểm soát và bà Lương Thị Mai Hương – Kế toán trưởng.

Theo đăng ký mới, Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là khai thác, xử lý và cung cấp nước. Vốn điều lệ trên 999,6 tỉ đồng.

Danh sách cổ đông hiện hữu của Công ty gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (10%); Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (5%); Công ty Cổ phần nước Aqua One (51%) và WHAUP (SG) 2DR PTE. LIMITED (34%). WHAUP (SG) 2DR PTE.LIMITED là thành viên Tập đoàn WHA. WHA là Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng của Thái Lan.

Nước sạch Sông Đuống trở thành tâm điểm của dư luận khi được thành phố Hà Nội duyệt cho mức giá nước 10.246 đồng/m3, cao gấp 2 lần so với đối thủ.

Theo lãnh đạo Sở Tài chính, nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỉ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng. Tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỉ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2003 đồng mỗi mét khối nước.

Đây chính là điều bất hợp lý khiến người dân bày tỏ sự không đồng tình khi dân phải gồng mình cõng khoản phí lãi vay của doanh nghiệp.

Thuỳ Dung
TIN LIÊN QUAN

Nước sạch sông Đuống: Chưa được nghiệm thu đã bán cho dân sử dụng

NHÓM PV |

Ngay sau sự cố Nhà máy nước sông Đà nhiễm dầu khiến người dân Hà Nội lao đao, lại có thông tin Nhà máy nước sông Đuống mới khánh thành nổi lên là đơn vị thay thế. Tuy nhiên, việc Nhà máy nước sông Đuống chưa được nghiệm thu đã đi vào hoạt động, lại dấy lên bất an về chất lượng công trình này.

Nước sông Đuống đắt: Công nghệ cao nên giá cao là vô lý

Thiên Bình |

Liên quan đến giá nước sạch sông Đuống đắt gấp đôi so với những nơi khác, theo chuyên gia Ngô Trí Long, về nguyên tắc tài chính không thể nói đầu tư công nghệ cao, quy mô nhà máy lớn mà giá đắt được. Công nghệ càng hiện đại thì theo lý, giá thành phải càng tốt.

Chủ tịch Hà Nội: Không có lợi ích nhóm trong nhà máy nước mặt sông Đuống

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định "không có lợi ích nhóm của ai ở nhà máy nước mặt sông Đuống".

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Nước sạch sông Đuống: Chưa được nghiệm thu đã bán cho dân sử dụng

NHÓM PV |

Ngay sau sự cố Nhà máy nước sông Đà nhiễm dầu khiến người dân Hà Nội lao đao, lại có thông tin Nhà máy nước sông Đuống mới khánh thành nổi lên là đơn vị thay thế. Tuy nhiên, việc Nhà máy nước sông Đuống chưa được nghiệm thu đã đi vào hoạt động, lại dấy lên bất an về chất lượng công trình này.

Nước sông Đuống đắt: Công nghệ cao nên giá cao là vô lý

Thiên Bình |

Liên quan đến giá nước sạch sông Đuống đắt gấp đôi so với những nơi khác, theo chuyên gia Ngô Trí Long, về nguyên tắc tài chính không thể nói đầu tư công nghệ cao, quy mô nhà máy lớn mà giá đắt được. Công nghệ càng hiện đại thì theo lý, giá thành phải càng tốt.

Chủ tịch Hà Nội: Không có lợi ích nhóm trong nhà máy nước mặt sông Đuống

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định "không có lợi ích nhóm của ai ở nhà máy nước mặt sông Đuống".