Sẽ có luật riêng để xử lý các bất cập của BOT hiện nay

Linh Anh - Khánh Hoà |

Tháng 9 công bố kiểm toán thêm 24 dự án BOT, trong đó có BOT Cai Lậy. Và những bất cập của BOT hiện nay cần có luật riêng.

Ngày 22.8, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết, để điều chỉnh những bất cập của BOT hiện nay thì cần có luật riêng. Hiện luật này đang được soạn thảo để trình Quốc hội trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 21.8, kiểm toán thông tin trong tháng 9 sẽ có kết luận kiểm toán 24 dự án BOT giao thông, trong đó có dự án đang gây tranh cãi tại Cai Lậy, Tiền Giang. Thông tin ban đầu cho biết, kết quả kiểm toán đã giảm trừ thời gian thu phí 62,8 năm đối với 24 dự án này và nhìn chung các dự án lần này vẫn vi phạm các lỗi quen thuộc như chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu chưa đủ năng lực và kinh nghiệm, vị trí đặt trạm chưa hợp lý...

Trong lần này, Kiểm toán Nhà nước sẽ nhấn mạnh đến việc tăng cường công khai, minh bạch các dự án BOT và việc quyết toán phải thực hiện sớm, tính toán doanh thu, chi phí chính xác để có thời gian thu phí một cách đúng đắn nhất để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước.

Trước đó, báo cáo kiểm toán 2016 của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập sau khi kiểm toán 27 dự án BOT như tiền sai đơn giá, sai khối lượng 180,37 tỉ đồng, chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán, xác định lưu lượng phương tiện không phù hợp với thực tế, cơ chế kiểm tra giám sát quá trình thu phí còn lỏng lẻo.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng BOT đã tạo ra nhiều thành công, đặc biệt là việc huy động được khoản đầu tư lên tới 340.000 tỉ đồng và không tạo sức ép lên nợ công. Tuy nhiên những bất cập cũng được chỉ ra. Đó là hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, chưa phù hợp thực tế; công tác lập, thẩm định phương án tài chính còn nhiều nội dung chưa hợp lý; công tác chọn nhà đầu tư còn bất cập; công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn; thi công giám sát chưa chặt chẽ.

“Cái yếu nhất trong lĩnh vực xây dựng cơ sở pháp lý của BOT là hiện nay chúng ta vẫn chỉ đạo việc rà soát lập theo nghị định chứ chưa được phát triển hóa bằng luật mà bị chi phối bằng những luật khác, thì đó là một hạn chế tương đối lớn” - ông Kiên cho biết.

Trên cơ sở thực tế của BOT, Thường vụ Quốc hội kiến nghị với Quốc hội là sớm xây dựng luật về đối tác công tư, trong đó tập trung xử lý tất cả các vấn đề về bất cập BOT.

Trong đó có những quy định cụ thể như: Quy định về trình tự, thủ tục đấu thầu và lựa chọn đầu tư, xác định rõ được trong đối tác công tư thì trách nhiệm của Nhà nước và nhà đầu tư là làm đến đâu; bổ sung quy định về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phần như thế nào; hạn chế tối đa chỉ định thầu, tăng cường đấu thầu, hoàn thiện mẫu hợp đồng BOT trong đó thể hiện rõ phân quyền khi Nhà nước nhượng quyền, ban hành các thông tư hướng dẫn về quản lý giá, xác định chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng; ban hành quy đình về thanh quyết toán hợp đồng, chế tài xử lý;

Trách nhiệm các chế tài mạnh hơn đối với các nhà tư vấn và nhà thầu thi công; rà soát, điều chỉnh hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật về khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình; xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ, phản hồi về cung cấp dịch vụ nhà đầu tư đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi một số quy định để đảm bảo hài hòa giữa trong nước và quốc tế nhằm thu hút mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư nước ngoài bằng dự án BOT trong giai đoạn mới.

Theo ông Kiên, hiện có 3 vấn đề khiến BOT chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, đó là: Chưa đáp ứng được yêu cầu tỉ suất lợi nhuận trên 15%, chưa đáp ứng yêu cầu về bảo lãnh rủi ro với bên thứ ba nếu thay đổi chính sách và vấn đề tỉ giá ngoại tệ.

Linh Anh - Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Miền Trung trỗi dậy sau đại dịch COVID-19

Thanh Hải |

Sau hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, các địa phương trong cả nước nói chung và Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng đã hối hả phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế. Năm 2022 là năm bản lề đánh dấu sự phục hồi và phát triển trên các mặt kinh tế - xã hội, chỉ số tăng trưởng của các tỉnh thành miền Trung đều vượt bậc...