Sau Công điện 15, chợ truyền thống Hà Nội im lìm, hàng thiết yếu vẫn đảm bảo

Cường Ngô |

Hai hôm nay, tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vắng bóng khách, 2150 ki-ốt bán hàng không thiết yếu phải đóng cửa.

Đìu hiu cảnh chợ Đồng Xuân

Có ki-ốt bán vàng mã trong chợ Đồng Xuân, chị Trần Thị Thu Hoàn (Ngũ Xá, Ba Đình, Hà Nội), sáng nay (20.7), nán lại chợ để dọn dẹp, sắp xếp lại hàng họ vừa mới nhập về, rồi phủ bạt, khoá cửa.

“Nghe tin Thành phố Hà Nội ra Công điện 15 tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tạm đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu, chúng tôi tuân thủ các chỉ đạo của thành phố, chỉ mong nhanh hết dịch để dân tình đi lại đông đúc, lúc đó mới buôn bán được”, chị Hoàn nói.

Khi được hỏi về tình hình buôn bán mấy tháng nay thế nào, chị Hoàn thở dài: “Ế lắm! Tôi bán ở chợ này mấy chục năm, chưa bao giờ chứng kiến cảnh nào như vậy.

Năm ngoái, ngoài đợt giãn cách xã hội tháng 4, tôi chưa nghỉ bán ngày nào. Vậy mà giờ phải dọn hàng đi vì dịch, chưa biết ngày mở cửa trở lại. Nhưng thôi, quan trọng là người dân cùng đồng hành với thành phố, Chính phủ chung tay chống dịch, có như vậy thì tình hình mới yên ổn trở lại được”.

Hàng nghìn ki-ốt chợ Đồng Xuân đóng cửa.
Hàng nghìn ki-ốt chợ Đồng Xuân đóng cửa.

Theo ghi nhận của phóng viên, xung quanh chợ Đồng Xuân được lực lượng chức năng quây kín bằng những mảng hàng rào sắt, toàn bộ các quầy hàng không thiết yếu trong chợ đều đóng cửa im lìm, niêm phong khóa.

Tại khu vực kinh doanh lương thực, thực phẩm, Ban quản lý chợ cũng cho dựng hàng rào chắn để hạn chế tụ tập, đảm bảo giãn cách khi mua bán.

Hai tay chống cằm, bà Lưu Ngọc Lan (56 tuổi, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) bán hải sản ở chợ Đồng Xuân than thở, mặc dù mặt hàng thiết yếu vẫn được mở bán nhưng sức mua kém hẳn, không có người vào chợ.

“Bình thường, tôi bán hải sản, giao cho các nhà hàng, nhưng giờ có mang hàng vào cũng không lấy được tiền vì họ đóng cửa hết rồi. Còn bán lẻ ở chợ, từ sáng đến chiều không có ai vào mua cả, chợ vắng khách lắm", bà Lan chia sẻ.

Bà Lưu Ngọc Lan chia sẻ với PV.
Bà Lưu Ngọc Lan chia sẻ với PV.

Khi được hỏi giá cả các mặt hàng hải sản hiện nay thế nào, bà Lan nói, giờ có khách là mừng, chứ không ai tăng giá thời điểm này.

“Ban Quản lý chợ nhắc chúng tôi bán hàng phải bình ổn giá, nhưng nói thật, vớ được khách như gặp được quý nhân. Tôi bán hải sản, buộc phải bán hết trong ngày, cho nên giá nào cũng bán, rẻ hơn trước khi có dịch rất nhiều”, bà Lan cho hay.

Anh Nguyễn Văn Thiện (Long Biên, Hà Nội) là cửu vạn chợ Đồng Xuân. Song, mấy ngày hôm nay, không có ai thuê anh chở hàng. Anh Thiện nói đáng lý tầm giờ này, chợ vẫn còn buôn bán tấp nập lắm, giờ nhìn đâu cũng thấy các tấm bạt phủ hàng, bảng treo tạm nghỉ.

Hàng thiết yếu vẫn dồi dào

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Hà Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân, cho biết thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, từ 5 giờ 30 sáng 19.7, đơn vị này đã cho tạm dừng hoạt động đối với các cửa hàng không thiết yếu, chỉ cho phép các cơ sở kinh doanh lương thực, thực phẩm hoạt động để phục vụ nhu cầu của người dân mua sắm tại chợ Đồng Xuân.

Đến thời điểm hiện tại, chợ Đồng Xuân có hơn 2.300 gian hàng, trong đó 150 gian kinh doanh lương thực, thực phẩm được phép hoạt đồng, hơn 2.150 gian hàng không thiết yếu đã buộc đóng cửa.

“Chúng tôi đã triển khai các chốt trực, chỉ để lại 1 lối vào chợ và 2 lối ra, phân luồng, phân tuyến phương tiện của các tiểu thương và người mua hàng. Lối vào được bố trí lực lực lượng kiểm soát, đo thân nhiệt, sát khuẩn cho người vào chợ.

Chúng tôi cũng đang đề xuất với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận Hoàn Kiếm tiến hành phun khử khuẩn định kỳ toàn bộ chợ Đồng Xuân”, ông Thanh nói.

Ông Vũ Hà Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân, cho biết, hiện có 2.150 gian hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Video: Hoài Anh

Theo ông Thanh, do thành phố có sự chuẩn bị lương thực, thực phẩm nên tại chợ Đồng Xuân không có hiện tượng người dân đổ xô đến tích trữ lương thực, đảm bảo giãn cách.

Ghi nhận của phóng viên Lao Động, ngoài chợ Đồng Xuân, những gian hàng không thiết yếu ở chợ Nghĩa Tân, chợ Cầu Giấy… cũng phải tạm đóng cửa để phục vụ công tác phòng chống dịch. Ở Trung tâm thương mại Big C, các cửa hàng bán trang sức, quần áo, nhà hàng ở tầng 1 hiện cũng căng dây, đóng cửa.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho Lao Động biết, sau Công điện 15, ngành Công Thương Hà Nội đã triển khai ngay các nhiệm vụ cung ứng hàng hoá cho người dân trên địa bàn thành phố.

"Hiện hàng hoá rất dồi dào, các hệ thống phân phối đều tăng lượng hàng và nhân lực phục vụ nhu cầu người dân. Người dân cũng rất bình tĩnh trong việc đi mua hàng, không có chuyện đổ xô đi mua tích trữ, gom hàng", bà Lan cho hay.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Quyền Giám đốc Sở Công Thương: "Hà Nội không có chuyện găm hàng"

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Sáng 19.7, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã đi kiểm tra công tác đáp ứng hàng hoá tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo bà Lan, Hà Nội luôn chủ động, sẵn sàng nguồn cung của các hệ thống phân phối từ nhiều tháng nay để khi có biến động, vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho người dân và không có chuyện găm hàng.

Sau Công điện dừng hoạt động không thiết yếu, hàng hoá ở Hà Nội tăng 300%

Cường Ngô |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.

Chợ dân sinh, siêu thị ở Hà Nội trong ngày đầu thực hiện Công điện 15

Cường Ngô - Hoài Anh |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị, chợ dân sinh đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300%. Cho nên lượng hàng hoá luôn đầy ắp trên các kệ hàng, số lượng người mua không đông đúc.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

2 cán bộ phường bị khởi tố vì chiếm đoạt tiền hỗ trợ lũ lụt của dân

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 22.2, tin từ Công an thị xã Ba Đồn cho biết, một kế toán và một thủ quỹ của Văn phòng UBND phường Quảng Phúc vừa bị khởi tố về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương: "Hà Nội không có chuyện găm hàng"

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Sáng 19.7, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã đi kiểm tra công tác đáp ứng hàng hoá tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố. Theo bà Lan, Hà Nội luôn chủ động, sẵn sàng nguồn cung của các hệ thống phân phối từ nhiều tháng nay để khi có biến động, vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho người dân và không có chuyện găm hàng.

Sau Công điện dừng hoạt động không thiết yếu, hàng hoá ở Hà Nội tăng 300%

Cường Ngô |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.

Chợ dân sinh, siêu thị ở Hà Nội trong ngày đầu thực hiện Công điện 15

Cường Ngô - Hoài Anh |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị, chợ dân sinh đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300%. Cho nên lượng hàng hoá luôn đầy ắp trên các kệ hàng, số lượng người mua không đông đúc.