Sai phạm điện mặt trời sẽ khiến Đắk Lắk khó khăn khi kêu gọi nhà đầu tư

BẢO TRUNG |

Hàng loạt sai phạm ở các dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở Đắk Lắk trong thời gian gần đây sẽ gây ra nhiều hệ luỵ cho địa phương này trong thời gian tới, nhất là đối với việc thu hút các nhà đầu tư "rót" vốn triển khai những công trình quy mô lớn.

Dễ làm "chùn chân" nhà đầu tư

Luật sư Tạ Quang Tòng - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk - nhận định: "Việc đầu tư điện mặt trời ồ ạt như hiện nay có phần lỗi của cơ quan chức năng trong việc xác định cá nhân, doanh nghiệp xây dựng trên công trình gì. Đúng ra, đây chỉ là hoạt động sản xuất phụ nằm trên mái nhà của một tổ chức sản xuất nông nghiệp. Nhưng thực tế, nhiều dự án hoàn toàn không có hoạt động sản xuất nào phía dưới, điện mặt trời là chủ yếu; phần lớn cá nhân, doanh nghiệp để sang tay, bán buôn chứ không có mục tiêu lâu dài nào. Còn số người làm nông nghiệp thuần tuý và xây công trình phụ trợ là điện mặt trời thì thực tế rất ít.

Những sai phạm dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk trong thời gian qua sẽ làm giảm ý chí của doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào địa phương trong tương lai. Nếu làm trên một nền tảng không bền vững thì trước sau gì cũng sụp đổ. Cần nhắc rằng, chủ trương Nhà nước chấp nhận cho triển khai điện công nghiệp là mô hình phụ trợ cạnh sản xuất nông nghiệp là thoả đáng. Nhưng chúng ta đang làm quy trình ngược lại, làm điện công nghiệp trước và nông nghiệp chỉ là phụ trợ, thậm chí chẳng có gì".

Một dự án điện mặt trời mái nhà trên đất nông nghiệp ở Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung
Một dự án điện mặt trời mái nhà trên đất nông nghiệp ở Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung
Một dự án điện mặt trời mái nhà trên đất nông nghiệp ở Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung

Đại diện Trung tâm xúc tiến đầu tư (thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư) tỉnh Đắk Lắk thông tin ngắn gọn, trước diễn biến các dự án ĐMTMN ở tỉnh trong thời gian qua, những nhà đầu tư muốn triển khai các dự án vẫn phải triển khai các quy trình, thủ tục đúng theo quy định của pháp luật.

Như Lao Động từng phản ánh, những năm qua, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn mong muốn được "rót" vốn đầu tư vào Đắk Lắk. Tuy nhiên, họ đã gặp quá nhiều khó khăn trong việc xin các thủ tục cấp phép, giấy tờ hợp pháp để triển khai dự án. Đó là chưa kể đến công tác giải phóng mặt bằng, trả lại đất sạch của chính quyền địa phương này quá khó khăn (phần lớn là đất nông nghiệp phục vụ canh tác - PV).

Đến nay, khi hàng loạt sai phạm các dự án điện mặt trời ở địa phương này được công bố, càng dễ khiến cho các nhà đầu tư thêm "chùn chân" khi dự tính triển khai các những dự án lớn ở tỉnh.

Quản lý chặt từ người cho vay vốn

Nếu chính quyền tỉnh Đắk Lắk không có biện pháp khả dĩ để kiểm soát việc bùng phát ĐMTMN như hiện nay thì chỉ khoảng gần 1 thập kỷ tới, địa phương sẽ có một đống rác thải công nghiệp rất khó xử lý. Và hệ luỵ nhãn tiền nhất đó là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân.

Kiểm soát chặt việc cho vay tiền trước khi xây dựng công trình có thể giảm thiểu việc bùng nổ hàng loạt các dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung
Kiểm soát chặt việc cho vay tiền trước khi xây dựng công trình có thể giảm thiểu việc bùng nổ hàng loạt các dự án điện mặt trời trái phép ở Đắk Lắk. Ảnh: Bảo Trung

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Đắk Lắk - cho hay, thời gian qua, có một số chủ đầu tư dự án ĐMTMN ở tỉnh có hỏi xin vay vốn ở đơn vị. Trước khi cho vay, quỹ đã cử người đến kiểm tra có làm trang trại trên đất nông nghiệp đàng hoàng, thoả thuận đấu nối với phía điện lực lẫn giấy tờ đất đai trước khi xét hồ sơ, giải ngân nhằm tránh các rủi ro không đáng có; quyết không cho vay tràn lan. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã cho một số doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn vay và họ đã trả tiền hàng tháng đàng hoàng (khoảng 200 triệu đồng).

Đơn vị trước khi cho vay cũng yêu cầu thế chấp rất cao, có khi hơn cao cả khoản vay nhưng lãi suất thì thấp hơn ngân hàng đôi chút. Ví dụ, có khách hàng đến hỏi đơn vị có như ngân hàng khác hay không, chia phần trăm theo tỉ lệ 70 - 30. Tức, ngân hàng triển khai cho vay rồi chỉ định đơn vị lắp đặt, làm thủ tục triển khai rồi khi nào hoàn thiện dự án và sẽ bàn giao lại cho nhà đầu tư.

Tuy vậy, để chắc chắn thì quỹ không thể làm như vậy, chậm mà chắc, chỉ xét những hồ sơ hợp lệ, có tài sản thế chấp cao và giấy tờ đất đai lẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp phải ổn định. Tất nhiên, với quy trình như vậy thì người vay sẽ không nhiều nhưng hạn chế được rủi ro lớn, loại ra được những dự án "ma". Sau này, nếu chủ đầu tư có bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý sai phạm thì quỹ cũng không bị mất vốn.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo "chạy" dự án điện mặt trời, rồi bán tháo sản phẩm ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đang có nhiều chủ đầu tư ở địa phương khác vào Đắk Lắk triển khai xây dựng các dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) quy mô lớn rồi bán lại, trong khi chất lượng công trình, khả năng vận hành như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có ai kiểm chứng.

Đắk Lắk vào cuộc, làm rõ thực trạng rao bán tràn lan dự án điện mặt trời

BẢO TRUNG |

Sau khi báo Lao Động phản ánh thông tin nhiều dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk được rao bán trên mạng xã hội, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc, yêu cầu cơ quan chuyên môn làm rõ thông tin.

Rao bán tràn lan nhiều dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk trên mạng xã hội

BẢO TRUNG |

Hiện, rất nhiều nhà đầu tư các công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở Đắk Lắk đang rao bán dự án tràn lan trên mạng xã hội hoặc qua trung gian là các "cò đất", môi giới bất động sản và gây ra những hệ luỵ cho người mua nếu thiếu hiểu biết.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Cảnh báo "chạy" dự án điện mặt trời, rồi bán tháo sản phẩm ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đang có nhiều chủ đầu tư ở địa phương khác vào Đắk Lắk triển khai xây dựng các dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) quy mô lớn rồi bán lại, trong khi chất lượng công trình, khả năng vận hành như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có ai kiểm chứng.

Đắk Lắk vào cuộc, làm rõ thực trạng rao bán tràn lan dự án điện mặt trời

BẢO TRUNG |

Sau khi báo Lao Động phản ánh thông tin nhiều dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk được rao bán trên mạng xã hội, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc, yêu cầu cơ quan chuyên môn làm rõ thông tin.

Rao bán tràn lan nhiều dự án điện mặt trời ở Đắk Lắk trên mạng xã hội

BẢO TRUNG |

Hiện, rất nhiều nhà đầu tư các công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở Đắk Lắk đang rao bán dự án tràn lan trên mạng xã hội hoặc qua trung gian là các "cò đất", môi giới bất động sản và gây ra những hệ luỵ cho người mua nếu thiếu hiểu biết.