RCEP tạo cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp không nên thụ động ngồi chờ

Vũ Long |

RCEP tạo môi trường cạnh tranh rất gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải giữ thế chủ động, năng động và quyết liệt, không nên thụ động "chờ" cơ hội.

Doanh nghiệp Việt phải "thử sức" trong môi trường khốc liệt hơn

Ngày 1.1.2021, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường có tiềm lực kinh tế được coi là lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cũng tạo cho doanh nghiệp rất nhiều áp lực cạnh tranh. Mặc dù ngày đầu tiên RCEP có hiệu lực, nhưng rơi vào ngày Tết dương lịch, cả thế giới và Việt Nam nghỉ lễ, nên chưa có cơ sở dữ liệu để đánh giá tác động, tuy nhiên có thể dự báo RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

Tham gia vào hiệp định này, không riêng gì Việt Nam, mà tất cả các nước thành viên đều cam kết giảm thuế quan và được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan này, trong đó có Trung Quốc - quốc gia được coi là nắm giữ thị phần cung ứng nguyên, phụ liệu sản xuất đối với nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Theo đó, tham gia vào RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc. Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giảm thuế quan này. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.

Dù áp lực, nhưng RCEP cũng mang lại nhiều lợi ích. Nguồn: CIEM
Dù áp lực, nhưng RCEP cũng mang lại nhiều lợi ích. Nguồn: CIEM

Theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), các nước tham gia RCEP là những thị trường truyền thống của Việt Nam – những thị trường có tỉ lệ nhập siêu lớn nhất. Nhập siêu này thì nó có thể có nhiều nguyên nhân, như với Hàn Quốc, do có quan hệ đầu tư rất lớn nên phần nhiều là nhập nguyên vật liệu, máy móc, vì vậy nhập siêu có khi đóng góp cho quá trình phát triển của Việt Nam. Nhưng, nếu lượng nhập siêu quá lớn và mang tính lâu dài thì cũng có thể có rủi ro nhất định. Các thị trường này đã tham gia thêm một hiệp định thương mại tự do thì cũng có những rủi ro trong việc điều hành kinh tế vĩ mô để đảm bảo nhập siêu đó không ổn định.

"Về cơ bản hiệp định RCEP tạo môi trường cạnh tranh gay gắt hơn, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng trong môi trường cạnh tranh đó. Ngoài ra, với các thị trường này, trước đây, chúng ta chưa mang tính chủ động cao, thường chờ khách hàng đến, thì nay với khuôn khổ mang tính dài hạn, để tận dụng được thành công từ Hiệp định RCEP thì tính chủ động của chúng ta nó càng phải cao hơn nhiều"- ông Lương Hoàng Thái nhấn mạnh..

Nhanh chóng tận dụng cơ hội RCEP mang lại

Trên thương trường, chủ động và nắm bắt được thời cơ là đã nắm được cơ bản phần thắng. Mới đây, chia sẻ về vai trò của RCEP trong thúc đẩy thương mại, chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương –Trưởng Ban nghiên cứu Tổng hợp - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như hiện nay, RCEP có tác động và mang lại cơ hội tương đối lớn cho nền kinh tế. Bởi, “ở thời điểm này, bất cứ điều gì đóng góp được dù chỉ 1 đồng vào tăng trưởng cũng là rất tích cực”.

RCEP không phải là một hiệp định thương mại tự do mới toàn bộ, mà là một hiệp định "hài hòa hóa" những hiệp định ASEAN đã có với 5 nước đối tác. Vì vậy, đối với Việt Nam cũng như các nước ASEAN, đây là cách chúng ta đa phương hóa các mối quan hệ hiện đã có.

Đặc biệt, những mối quan hệ trước đây chưa mang tính chất chính thức, thì với hiệp định này sẽ được đưa vào một khuôn khổ dựa trên những “luật chơi” được quốc tế công nhận, từ đó tạo khuôn khổ rộng mà các nước sẽ tuân thủ theo những quy tắc chung đó. Về thương mại và đầu tư, các đối tác trong khối RCEP chiếm khoảng gần 60%. Rõ ràng đây là một khu vực hết sức quan trọng, Việt Nam tham gia RCEP là một hiệp định mang tính đa phương với những quy tắc rõ ràng và có sự tham gia của nhiều nước, sẽ tạo được môi trường ổn định hơn để phát triển.

*RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới RCEP có hiệu lực từ hôm nay

Thanh Hà |

Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới RCEP có hiệu lực từ 1.1.2022, tiến tới loại bỏ 92% thuế hàng hóa được giao dịch giữa các bên ký kết đã phê chuẩn hiệp định, trong đó có Việt Nam.

Từ 1.1.2022, RCEP tạo khối thương mại lớn nhất thế giới

Vũ Long |

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1.1.2022 sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới theo quy mô kinh tế.

RCEP có hiệu lực từ 1.1.2022, hàng hóa Việt Nam lợi thế nhưng nhiều áp lực

Vũ Long |

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ tháng 1.2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới RCEP có hiệu lực từ hôm nay

Thanh Hà |

Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới RCEP có hiệu lực từ 1.1.2022, tiến tới loại bỏ 92% thuế hàng hóa được giao dịch giữa các bên ký kết đã phê chuẩn hiệp định, trong đó có Việt Nam.

Từ 1.1.2022, RCEP tạo khối thương mại lớn nhất thế giới

Vũ Long |

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1.1.2022 sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới theo quy mô kinh tế.

RCEP có hiệu lực từ 1.1.2022, hàng hóa Việt Nam lợi thế nhưng nhiều áp lực

Vũ Long |

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ tháng 1.2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.