RCEP mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích "ròng"

Vũ Long |

TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM đánh giá về những lợi ích lớn mà RCEP mang lại.

RCEP không chỉ chuyển hướng mà tạo thương mại

Sáng 20.1, phát biểu tại Hội thảo Thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế: Yêu cầu hoàn thuện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM nhấn mạnh:

Dù phải đối mặt với không ít khó khăn và hệ lụy tiêu cực về kinh tế do đại dịch COVID-19 trong năm 2020, Việt Nam vẫn có những nỗ lực khá sôi động và toàn diện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nổi bật trong số đó là việc chủ trì thành công năm ASEAN 2020, phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Khác với các hiệp định thương mại chất lượng cao như EVFTA hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam tham gia RCEP với cách tiếp cận “tiệm tiến” hơn.

Đặt trong bối cảnh tranh luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thương mại, đầu tư nước ngoài... đã trở nên “đa chiều” hơn, nhìn nhận về RCEP có đan xen cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.

TS Trần Thị Hồng Minh đánh giá cao lợi ích mà RCEP mang lại. Ảnh: Vũ Long
TS Trần Thị Hồng Minh đánh giá cao lợi ích mà RCEP mang lại. Ảnh: Vũ Long
Đối với Việt Nam, RCEP không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà chỉ có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng nghỉ.

Đối với hoạt động thương mại của Việt Nam, RCEP có thể mang lại một số cơ hội và cả thách thức. Bao phủ các quốc gia có dân số tới 2,2 tỉ dân, tương đương 30% dân số toàn cầu, hiệp định RCEP tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu. Các đánh giá định lượng đều cho thấy RCEP có tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại.

"Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Tác động đối với cải cách thể chế cũng hiện hữu, chủ yếu theo hướng tăng cường thêm động lực cho Việt Nam thực hiện các cải cách đã được xác định gắn với các cam kết trong CPTPP và EVFTA"-TS Trần Thị Hồng Minh nói.

Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-

Chủ động vượt qua thách thức

Đánh giá về thách thức, TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng, nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn; sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi; kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp; và khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam.

Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Dù vậy, xử lý thách thức về thể chế phụ thuộc vào mức độ toàn diện trong cách tiếp cận của Việt Nam, và khó có thể hiệu quả nếu nhìn nhận vấn đề thương mại và đầu tư nước ngoài một cách rời rạc khi thực hiện RCEP...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thực thi RCEP: Thị trường mới nhiều thách thức, nhưng có thể chinh phục

Phong Nguyễn |

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 5 đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand theo hình thức trực tuyến. Sân chơi mới này tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam không ít thách thức.

15 nước ký Hiệp định RCEP theo hình thức trực tuyến

Thanh Hà |

Lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trưa 15.11, ngay sau Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4.

Việt Nam nói về khả năng ký Hiệp định RCEP tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

Thanh Hà |

Nếu các bên tham gia đàm phán Hiệp định RCEP hoàn tất các thủ tục nội bộ kịp thời, lễ ký Hiệp định RCEP sẽ diễn ra trong ngày 15.11 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Thực thi RCEP: Thị trường mới nhiều thách thức, nhưng có thể chinh phục

Phong Nguyễn |

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 5 đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand theo hình thức trực tuyến. Sân chơi mới này tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam không ít thách thức.

15 nước ký Hiệp định RCEP theo hình thức trực tuyến

Thanh Hà |

Lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trưa 15.11, ngay sau Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4.

Việt Nam nói về khả năng ký Hiệp định RCEP tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

Thanh Hà |

Nếu các bên tham gia đàm phán Hiệp định RCEP hoàn tất các thủ tục nội bộ kịp thời, lễ ký Hiệp định RCEP sẽ diễn ra trong ngày 15.11 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan.