Rau quả nội dư thừa, vẫn “bạo tay” chi gần 1,7 tỉ USD để nhập hàng ngoại

Kh.V |

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu rau quả 10 tháng năm 2018 đã đạt 1,43 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong số 1,43 tỉ USD chi ra để nhập khẩu rau quả từ các nước về Việt Nam, có gần 380 triệu USD để nhập khẩu rau, củ và 980 triệu USD để nhập khẩu trái cây các loại. Như vậy, số ngoại tệ chi để nhập khẩu rau củ trong 10 tháng năm 2018 đã tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2017; chi nhập khẩu hoa quả cũng tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Con số 1,43 tỉ USD chi ra để nhập khẩu các mặt hàng rau quả trong 10 tháng năm 2018 đã gần bằng mức 1,555 tỉ USD của năm 2017. Điều đáng nói là, trước đây số tiền chi để nhập khẩu rau, củ, quả chủ yếu tập trung ở mặt hàng hoa quả, thì nay số chi cho nhập khẩu rau củ tăng lên. Trong khi đó, sản lượng rau củ, quả của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 hết sức dồi dào, thậm chí một số loại rau, củ bị dư thừa.

Theo Bộ NNPTNT, thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng qua tiếp tục là Thái Lan, chiếm 43,3%, tiếp đến là Trung Quốc, chiếm 23,1%, còn lại nhập từ Australia, Hàn Quốc, Mỹ...

Các loại trái cây ngoại được nhập khẩu vào Việt Nam từ Thái Lan chủ yếu trái bòn bon, măng cụt, nhãn, mít; cam, lê, kiwi, cherry từ New Zealand, Australia; thị trường Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các loại rau, củ như bắp cải, xà lách, khoai tây, hành, tỏi, cà rốt, cà chua... và các loại quả như: cam, táo, mận...

Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ý kiến bất bình, khi Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều loại rau, củ, quả được coi là thế mạnh, nhưng trong vòng 2 năm qua, các doanh nghiệp đã nhập nhiều loại rau củ quả từ nước ngoài, cạnh tranh với nông sản trong nước. Từ mức 200 triệu USD nhập khẩu/năm, hiện kim ngạch nhập khẩu rau, củ, quả đã tăng vọt tới ngưỡng gần 1,6 tỉ USD.

Tuy nhiên, lý giải về vấn đề này, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết kim ngạch nhập khẩu rau, củ, quả không chỉ để tiêu thụ, sử dụng hoàn toàn trong nước, mà một phần để xuất tiếp sang nước khác. Trong đó, được tái xuất nhiều nhất là các loại quả măng cụt, sầu riêng, xoài, nhãn… được nhập khẩu từ Thái Lan sau đó xuất sang thị trường Trung Quốc với số lượng khá lớn.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2018, tổng mức chi ngoại tệ để nhập khẩu rau, củ, quả từ nước ngoài có thể lên cán mốc 1,7 tỉ USD. Các loại rau, củ, quả nhập khẩu từ nước ngoài vẫn chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, Nga…

Theo Bộ NNPTNT, trong điều kiện hội nhập, việc giao thương, trao đổi hàng hóa diễn ra sôi động. Việt Nam xuất khẩu nhiều loại rau quả ra thế giới và được nhiều thị trường cao cấp như EU, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Nga… đón nhận.

Ngược lại, Việt Nam cũng mở cửa đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, thực hiện các hiệp định tự do thương mại, không thể vì bảo hộ hàng hóa trong nước mà “đóng cửa”, “ngăn sông cấm chợ” đi ngược lại các cam kết trong hiệp định thương mại.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Rau quả Việt Nam và trái Kiwi

Thế Lâm |

Rau quả Việt Nam và trái Kiwi của New Zealand là hai loại hàng hóa xuất khẩu được một số doanh nghiệp và thành viên Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruits) mang ra so sánh gần đây để nhằm tìm hướng phát triển thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu rau quả “vượt mặt” dầu thô

Khánh Vũ |

Theo Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, từ đầu năm 2018 đến nay, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt trên 29,64 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, chỉ mới 4 tháng đầu năm, giá trị XK rau quả đã vượt dầu thô.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam lớn nhất

H.M |

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, giá trị XK rau quả 7 tháng đầu năm ước đạt 2,3 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Rau quả Việt Nam và trái Kiwi

Thế Lâm |

Rau quả Việt Nam và trái Kiwi của New Zealand là hai loại hàng hóa xuất khẩu được một số doanh nghiệp và thành viên Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruits) mang ra so sánh gần đây để nhằm tìm hướng phát triển thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu rau quả “vượt mặt” dầu thô

Khánh Vũ |

Theo Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, từ đầu năm 2018 đến nay, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt trên 29,64 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, chỉ mới 4 tháng đầu năm, giá trị XK rau quả đã vượt dầu thô.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam lớn nhất

H.M |

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, giá trị XK rau quả 7 tháng đầu năm ước đạt 2,3 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017.