Quyết tâm sản xuất đảm bảo lương lực, thực phẩm ứng phó với dịch COVID-19

Vũ Long |

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đảm bảo lương thực, thực phẩm trước tình hình dịch bệnh COVID-19 quay trở lại và có nguy cơ diễn biến phức tạp.

Mục tiêu đạt 43,5 triệu tấn lúa, 5,8 triệu tấn thịt

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do dịch bệnh COVID-19 hiện nay, hai trục sản xuất lương thực và thực phẩm đang được toàn ngành đề cao với vai trò chủ lực.

“Ngành NNPTNT kiên quyết thực hiện bằng được các chỉ tiêu Chính phủ giao trong năm 2020 là sản xuất 43,5 triệu tấn lúa; 8,5 triệu tấn thủy sản; 5,8 triệu tấn thịt các loại, hơn 14,6 tỉ quả trứng và 1,2 triệu tấn sữa” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Theo đó, toàn ngành NNPTNT xác định từng mũi, từng khối ngành cố gắng cao nhất trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hiện nay, nhất là hai trục sản xuất lương thực và thực phẩm, không sợ thừa, không sợ ế sản phẩm bởi tình hình quốc tế đang diễn biến phức tạp, nhu cầu về lương thực, thực phẩm còn lên cao và kéo dài.

Bên cạnh đó, tác động khó lường của thiên tai do biến đổi khí hậu cũng đẩy nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng cao.

"Trung Quốc chưa bao giờ xảy ra lũ lụt ở 27 trong tổng số 31 tỉnh, thành trong một thời gian dài như vậy. Thậm chí, Chính phủ phải mở hàng loạt kho dự trữ quốc gia, bao gồm cả các kho lương thực, thực phẩm để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai. Tình hình ngập lụt tại Ấn Độ cũng gây ra những thiệt hại lớn.

Bởi vậy, mục tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm của ngành nông nghiệp trong năm 2020 được Chính phủ giao là bất di bất dịch, phải quyết liệt thực hiện cho bằng được” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Quyết tâm tái đàn chăn nuôi, ổn định giá thịt lợn

Để đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm trong giai đoạn toàn dân phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay, ngay trong tháng 8 này, Bộ NNPTNT sẽ tổ chức hội nghị về tái đàn lợn ở khu vực hợp tác xã và các gia trại nhỏ, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy dịch tả lợn Châu Phi diễn biến rất phức tạp, nhưng ở trong nước đã có những mô hình ứng dụng công nghệ chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh nhập từ nước ngoài và sản xuất trong nước rất hiệu quả, góp phần phòng, chống dịch bệnh.

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng số lượng đàn gà lên khoảng 12% theo tiêu đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ảnh: Duy Linh
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng số lượng đàn gà lên khoảng 12% theo tiêu đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ảnh: Duy Linh

Ngành NNPTNT xác định nhiệm vụ tái đàn lợn là trọng tâm số một. Đến thời điểm này đàn lợn cụ kỵ có khoảng 1.200 con, đàn lợn nái có 2,8 triệu con, đủ cho tái đàn xét trên bình diện tổng thể.

Tuy nhiên, yếu nhất ở đây là khu vực sản xuất nhỏ, hợp tác xã vẫn còn thiếu giống, chưa chủ động được nguồn giống. Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đề nghị các địa phương phải hỗ trợ người dân, mặt khác các doanh nghiệp lớn phải nuôi dưỡng thị trường nội địa, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, cần quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.

Ngoài việc tăng cường tái đàn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, cần phải “tổng tiến công” các sản phẩm chăn nuôi khác.

Mục tiêu của ngành NNPTNT là tăng số lượng đàn gà lên khoảng 12% nhưng chủ yếu là gà lông màu và gà ta nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ngoài ra cần tăng sản lượng thịt bò, trứng, sữa.

“Để làm được điều đó, công tác thú y phải được đặc biệt quan tâm. Hiện nay chúng ta có khoảng 550 triệu con gà, đàn bò, trâu cũng cao nhất từ trước đến nay, nếu không phòng, chống dịch bệnh tốt thì rất khó bảo vệ được thành quả” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Người dân Đắk Lắk bình tĩnh chống dịch, không đổ xô mua lương thực tích trữ

VĂN DŨNG - NGỌC ANH |

Hiện, một vài siêu thị ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã tiếp tục nhập thêm nguồn hàng về dự trữ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Dù thành phố này đang cách ly xã hội nhưng sức mua của người dân không có nhiều biến động so với những ngày trước.

Sau giãn cách xã hội, thị trường lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo ổn định

Vũ Long |

Sau vài ngày cả nước xóa bỏ giãn cách xã hội (trừ 2 huyện Thường Tín và Mê Linh của Hà Nội), các hoạt động sản xuất kinh doanh dần “ấm” lại, nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều doanh nghiệp giảm giá hỗ trợ người dân trong dịch COVID-19.

Lương thực, thực phẩm dư để ứng phó với dịch COVID-19 và xuất khẩu

Khánh Vũ (thực hiện) |

Ngành nông nghiệp khẳng định nguồn cung lương thực, thực phẩm dư thừa để người dân phòng chống dịch bệnh COVID-19 lâu dài và còn dư để xuất khẩu.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Người dân Đắk Lắk bình tĩnh chống dịch, không đổ xô mua lương thực tích trữ

VĂN DŨNG - NGỌC ANH |

Hiện, một vài siêu thị ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã tiếp tục nhập thêm nguồn hàng về dự trữ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Dù thành phố này đang cách ly xã hội nhưng sức mua của người dân không có nhiều biến động so với những ngày trước.

Sau giãn cách xã hội, thị trường lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo ổn định

Vũ Long |

Sau vài ngày cả nước xóa bỏ giãn cách xã hội (trừ 2 huyện Thường Tín và Mê Linh của Hà Nội), các hoạt động sản xuất kinh doanh dần “ấm” lại, nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều doanh nghiệp giảm giá hỗ trợ người dân trong dịch COVID-19.

Lương thực, thực phẩm dư để ứng phó với dịch COVID-19 và xuất khẩu

Khánh Vũ (thực hiện) |

Ngành nông nghiệp khẳng định nguồn cung lương thực, thực phẩm dư thừa để người dân phòng chống dịch bệnh COVID-19 lâu dài và còn dư để xuất khẩu.