Sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp:

Quyết không để đứt gãy kinh tế!

Phong Nguyễn |

Đó là quan điểm chỉ đạo của của Chính phủ tại Cuộc họp trực tuyến của thường trực Chính phủ với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, hôm 2.8. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng loạt nhóm giải pháp được đưa ra. Trong đó, đặc biệt chú trọng 3 nhóm giải pháp chính: Tăng trưởng xuất khẩu, đẩy nhanh hiệu quả đầu tư công và doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo để thích ứng với giai đoạn mới của thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hoàn thành mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa duy trì, phát triển kinh tế.

“Không thể phát triển nếu chỉ dựa vào tổng cầu nội địa”

Phân tích về vấn đề này, doanh nhân Nguyễn Liên Phương - Giám đốc Học viện LP Việt Nam khẳng định: Dịch bệnh COVID-19 chưa thể kết thúc trong năm nay hoặc năm sau, mà có thể kéo dài trong vài ba năm hoặc lâu hơn cho đến khi thế giới tìm được vaccine phòng bệnh. Do đó, doanh nghiệp (DN) thế giới không thể đóng cửa co cụm “bất xuất, bất nhập” mà phải tìm ra giải pháp thích ứng để không chỉ tồn tại mà còn đẩy mạnh sản xuất để tăng trưởng.

Doanh nhân Nguyễn Liên Phương khẳng định: Nếu chỉ trông chờ vào du lịch nội địa thì không ăn thua. Trong bối cảnh du lịch quốc tế chưa mở trở lại do dịch bệnh COVID-19, thì đẩy mạnh sản xuất song hành với an toàn dịch bệnh là giải pháp sống còn của DN hiện nay. “Nếu chỉ chú trọng chống dịch mà đóng cửa, “bế quan tỏa cảng”, chỉ trông chờ vào nhu cầu nội địa thì DN sẽ “chết” nhanh ngoài sức tưởng tượng. Không quốc gia nào phát triển được nếu chỉ dựa nào tổng cầu nội địa” - doanh nhân Nguyễn Liên Phương - khẳng định.

Trong cái khó ló cái khôn, thực tế đã cho thấy trong bối cảnh đại dịch, không phải tất cả các DN đều “chết”, mà ngược lại có nhiều DN đã nương theo dịch để tăng trưởng. Vấn đề đáng nói là DN phải tìm được lối đi riêng cho mình, có được nhóm giải pháp và thực hiện đồng bộ. Ở giai đoạn 2 của dịch bệnh, DN không thể chỉ hướng đến mục tiêu “phục hồi” vì trạng thái này không còn phù hợp nữa, mà cần “sáng tạo” để phát triển. Bởi chỉ trong nửa năm xảy ra dịch bệnh, thế giới đã thay đổi rất nhiều mà nếu chúng ta chỉ phục hồi lại như cũ, tức là chúng ta đứng yên trong khi thế giới chuyển động, DN sẽ chết một lần nữa và không phải chết vì dịch bệnh” - doanh  nhân Nguyễn Liên Phương nói.

“Mặc dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng thương mại thế giới không đóng băng, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn sôi động và nhiều DN đã tăng trưởng mạnh, bởi họ nắm bắt được nhu cầu thế giới đang chuyển đổi. Những ngành vốn là lợi thế của Việt Nam như dệt may, da giày… tới đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn - kể cả các “ông lớn” trong lĩnh vực này nếu không chịu nghiên cứu, sáng tạo để thay đổi. COVID-19 có thể khiến thế giới thay đổi rất nhanh trong 1-2 năm tới, nếu không bắt kịp, tự chúng ta bị loại khỏi cuộc chơi quốc tế. Để làm được điều này, cần phải có những đánh giá, nghiên cứu bài bản để đưa ra những giải pháp căn cơ chứ không thể “học mót” rồi về áp dụng theo kiểu chắp vá” - doanh nhân Nguyễn Liên Phương nhấn mạnh.

“Mạnh tay” để đẩy mạnh hiệu quả đầu tư công

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để tăng trưởng kinh tế, “rã đông” tình trạng co cụm, đối phó hiện nay, yếu tố sống còn là vừa đẩy mạnh hiệu quả đầu tư công, vừa khai thác thị trường thế giới, bởi trên thế giới, chưa một quốc gia nào phát triển mạnh nếu chỉ dựa vào tổng cầu nội địa. Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công và có các giải pháp “mạnh tay” với các tình trạng trì trệ. Điều này là rất tốt.

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020 nhưng Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là nguy cơ dịch COVID-19 quay trở lại. Từ nay đến cuối năm, hàng loạt nhóm giải pháp phải được thực thi và có sự giám sát, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Bộ KHĐT đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra, thúc đẩy giải ngân tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) và các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An). Thời gian tới, Bộ KHĐT sẽ tiếp tục tổ chức đi công tác tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long để kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân.

Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KHĐT) - ông Trần Duy Đông cho biết: Bộ KHĐT đã đề nghị các địa phương chủ động rà soát kỹ các khó khăn vướng mắc của các dự án chưa giải ngân, tỉ lệ giải ngân thấp, nhất là các dự án ODA để chủ động điều chỉnh nội bộ trong địa phương hoặc đề xuất điều chuyển vốn sang các địa phương khác để Bộ KHĐT tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền ngay trong tháng 8.2020.

Không co cụm, phải sáng tạo để thích ứng với giai đoạn mới 

TS Trần Đình Thiên cũng đã nói rằng, trong giai đoạn không bình thường (do dịch bệnh COVID-19), cần mạnh dạn triển khai các giải pháp không bình thường. Trong đó, phải xác định “sống chung” với COVID-19 bằng các biện pháp thích ứng, thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Vừa chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, cũng chỉ ra rằng: Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, chúng ta có thể đẩy mạnh thương mại điện tử hiện thực hoá nền thương mại không biên giới trên tất cả các góc độ, thời gian, không gian và xã hội. Thị trường toàn cầu, khách hàng toàn cầu là cơ hội và là thách thức với cả các DN lớn và các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Sự tương tác trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng đặt hàng người sản xuất dẫn dắt nền sản xuất theo phương thức C2B chứ không chỉ là B2C, người tiêu dùng chọn mua sản phẩm được tiếp thị bởi nhà sản xuất sẽ trở thành xu thế toàn cầu.

Trong bối cảnh đại dịch và sau đại dịch, thế giới sẽ thay đổi rất lớn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số… sẽ giải phóng sức lao động của con người, nên những mặt được coi là điểm mạnh của Việt Nam là thâm dụng lao động sẽ trở thành lạc hậu. Doanh nhân Nguyễn Liên Phương cho rằng, rôbốt - trí tuệ nhân tạo sẽ thay các thợ thủ công, nguồn lao động sẽ dôi dư. Chưa kể, các sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo sẽ có chất lượng ổn định, độ chính xác cao hơn. Vì vậy, các DN không thể cứ “bổn cũ soạn lại”, mà cần đổi mới, sáng tạo và có khả năng thích ứng mới có thể sống phát triển.

“Từng con người, từng doanh nghiệp, cả nước cùng đổi mới, sáng tạo. Chính phủ nên phát động phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh an toàn, vừa tăng trưởng sản xuất. Doanh nghiệp phải tự cứu mình, không thể thụ động ngồi chờ các gói tín dụng bởi ngay cả thế giới, nguồn tiền rót vào các vấn đề này sẽ không bao giờ đủ” - doanh nhân Nguyễn Liên Phương - khẳng định.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ là phương thức tổ chức giao dịch thương mại và đầu tư giữa các chủ thể kinh tế hay tác nhân kinh doanh của một nước với đối tác nước ngoài tại chỗ không phải trực tiếp ra nước ngoài. Mô hình này có cách thức tổ chức như phương thức xuất khẩu tại chỗ. Các giao dịch kinh tế đối ngoại tại chỗ được khai thác cục bộ như khai thác từ các giao dịch với người nước ngoài tại Việt Nam thông qua xuất - nhập khẩu, giao dịch từ các khu công nghiệp, khu công nghệ, phát triển trước các giao dịch trong khoản thời gian có thể dự báo.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cũng nhấn mạnh một số đề xuất xoay quanh 3 trụ cột để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đại dịch: Thứ nhất, cần đẩy mạnh phát triển các giao dịch kinh tế đối ngoại tại chỗ gồm xuất nhập khẩu tại chỗ, đầu tư tại chỗ và dịch vụ tại chỗ. Khai thác lực lượng đông đảo nhà đầu tư, nhà kinh doanh và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để cung ứng hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. “Các nhà đầu tư có khả năng di chuyển nguồn vốn và công nghệ vào Việt Nam cũng như muốn đầu tư mới, nên cần tạo điều kiện tối đa để các giao dịch của họ được thực hiện” - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nêu ý kiến.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 7 tháng năm 2020: Có 80 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 206,3 triệu USD; có 17 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 46,6 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 7 tháng đạt 252,9 triệu USD, bằng 91,2% cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 178,7 triệu USD, chiếm 70,7% tổng vốn đầu tư; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 15,9 triệu USD, chiếm 6,3%; thông tin và truyền thông đạt 15,4 triệu USD, chiếm 6,1%.

Trong 7 tháng có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

Vương Trần |

Hôm nay, 3.8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7.2020, thảo luận về việc thực hiện mục tiêu kép, nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bước sang giai đoạn 2.

Thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19: Giải ngân vốn đầu tư công là mũi nhọn

Duy Thiên |

Sự xuất hiện trở lại nhiều ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng khiến việc dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới trở nên khó đoán. Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - TS Trần Du Lịch cho rằng, còn phải chờ xem thành tựu chống dịch lần này mới có thể đánh giá chính xác nhất vị trí kinh tế quý III/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia đều có chung nhận định để thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những mũi nhọn.

Báo chí họp tìm kiếm các mô hình kinh tế để tồn tại và phát triển

Nguyễn Hùng |

Sáng nay, 22.7, tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí”, với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Thông tin - truyền thông và nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ - truyền thông - quảng cáo. Diễn đàn nhằm tìm kiếm các mô hình mới góp phần tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ ngày một phát triển.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

Vương Trần |

Hôm nay, 3.8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7.2020, thảo luận về việc thực hiện mục tiêu kép, nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bước sang giai đoạn 2.

Thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19: Giải ngân vốn đầu tư công là mũi nhọn

Duy Thiên |

Sự xuất hiện trở lại nhiều ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng khiến việc dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới trở nên khó đoán. Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - TS Trần Du Lịch cho rằng, còn phải chờ xem thành tựu chống dịch lần này mới có thể đánh giá chính xác nhất vị trí kinh tế quý III/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia đều có chung nhận định để thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những mũi nhọn.

Báo chí họp tìm kiếm các mô hình kinh tế để tồn tại và phát triển

Nguyễn Hùng |

Sáng nay, 22.7, tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí”, với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Thông tin - truyền thông và nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ - truyền thông - quảng cáo. Diễn đàn nhằm tìm kiếm các mô hình mới góp phần tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ ngày một phát triển.