Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia: Vẫn câu chuyện... nhập khẩu than

Cường Ngô |

Khi góp ý cho Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, các chuyên gia năng lượng cho rằng, tư duy về vấn đề làm quy hoạch chưa có thay đổi lớn, còn dựa vào nguồn năng lượng truyền thống, dẫn đến phải nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt nhập khẩu than là rất cao.

Cần thay đổi tư duy lập quy hoạch

Ngày 14.1, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho biết, ngày 11.1, đơn vị này đã gửi Thư kiến nghị góp ý cho Quy hoạch tổng thể về Năng lượng quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 đến Bộ Công Thương theo đúng quy trình góp ý.

Theo VSEA, về ưu điểm, đây là bản quy hoạch năng lượng đầu tiên mang tính chất tổng thể và có tính định hướng cho các quy hoạch năng lượng thành phần.

Bản dự thảo quy hoạch tổng thể đã khắc phục được nhiều tồn tại của các quy hoạch phân ngành trước đây, không chỉ chú ý đến yếu tố phát triển năng lượng (đủ và tin cậy) mà còn chú ý nhiều mặt khác như yếu tố môi trường, yếu tố biến đổi khí hậu, yếu tố giá cả, yếu tố thị trường, yếu tố tiết kiệm và hiệu quả, yếu tố kết hợp trong và ngoài nước…

Đặc biệt, kỳ này quy hoạch tổng thể đã bám sát các định hướng, chính sách về năng lượng với các chỉ tiêu định hướng trung và dài hạn của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết 55 của Bộ chính trị, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến 2050. Quy hoạch bám sát với tình hình thực tế và tính khả thi cao hơn.

Câu chuyên nhập khẩu than vẫn đặt năng trong Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia. Ảnh: MOIT
Câu chuyên nhập khẩu than vẫn đặt nặng trong Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia. Ảnh: MOIT

Tuy nhiên, Dự thảo quy hoạch vẫn có một số điểm cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Cụ thể VSEA đưa ra các đề xuất như cần thay đổi tư duy lập quy hoạch theo hệ thống năng lượng hiện đại với 4 trụ cột: giảm phát thải, phi tập trung, chuyển đổi số và điện khí hóa;

Cập nhật lại dự báo nhu cầu tính tới tác động của COVID-19; Giảm tối đa nhập khẩu năng lượng sơ cấp, đặc biệt là than, thay vào đó khai thác tối đa tiềm năng nguồn năng lượng trong nước gồm: Bổ sung 2 mỏ khí mới Kèn Bầu và Khánh Hòa và tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo;

Bổ sung đánh giá tiềm năng lưu trữ năng lượng; Định vị lại vị trí ngành than trong tương lai; Cần có thị trường năng lượng đồng bộ với lộ trình cụ thể, bắt buộc, đi kèm phương án cụ thể cho giá năng lượng; Đưa ra biện pháp huy động vốn cụ thể; Bổ sung đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của kịch bản được lựa chọn.

Cần định vị lại ngành than

Theo chuyên gia Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng nhà nước Việt Nam - nhận xét: "Tư duy của lập Quy hoạch vẫn còn mang tính chất của ngành năng lượng truyền thống, chủ yếu vẫn là nhập khẩu than, rõ ràng là câu chuyện đó đã đi không đúng với xu hướng của thế giới.

Bài toán đơn giản nhất chúng ta có thể thấy ngay nếu phải nhập khẩu than, hay khí thì đều cần đến ngoại tệ, mà dùng đến ngoại tệ thì có nghĩa là cân đối ngoại tệ của đất nước để đáp ứng cho nhu cầu đó sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vì thế chúng ta cần nhìn lại một cách tổng thể về huy động vốn cho việc phát triển năng lượng của Việt Nam nói chung".

Chuyên gia Ngô Đức Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương - nhấn mạnh, tư duy về vấn đề làm quy hoạch chưa có thay đổi lớn, còn dựa vào nguồn năng lượng truyền thống, dẫn đến phải nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt nhập khẩu than là rất cao.

"Trong hoàn cảnh như nước ta hiện nay, đặt ra vấn đề nhập than quá lớn. Năm 2020, nhập 12 triệu tấn, nhưng năm 2030 phải nhập tới 70 triệu tấn và đến năm 2050 và những năm sau, mỗi năm phải nhập thêm 100 triệu tấn. Trong khi ta đặt ra, đặc biệt trong Nghị quyết 55 đã nhấn mạnh phải tận dụng tối đa nguồn nhiên liệu sẵn có trong nước”.

“Đây là quy hoạch tổng thể của ngành năng lượng quốc gia cho tương lai, nên tư duy trong quy hoạch cần đột phá để theo kịp với mô hình năng lượng hiện đại: Giảm phát thải, phi tập trung, chuyển đổi số và điện khí hóa.

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng cần định vị lại vị trí của ngành than: Chọn tiếp tục phụ thuộc vào than đồng nghĩa với ô nhiễm hơn, tàn phá khí hậu; các kế hoạch phục hồi xanh hậu COVID-19 không có chỗ cho than…” - bà Ngụy Thị Khanh, Chủ tịch Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam - cho biết.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỉ KWh năng lượng tái tạo trong năm 2021

Cường Ngô |

Lãnh đạo Trung tâm điều độ hệ thống điện cho biết, trong năm 2021, sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỉ KWh năng lượng tái tạo, trong đó có hơn 500 triệu KWh do vấn đề thừa nguồn vào các thời điểm trưa, quá tải đường dây 500kw.

Đề nghị bổ sung 17.000MW năng lượng tái tạo vào quy hoạch

Cường Ngô |

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh này có đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu đầy đủ, cập nhật, bổ sung các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió đất liền, điện gió biển) của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII với tổng công suất trên 17.000MW.

Đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững

Minh Thu |

Sáng 22.12, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững”. Diễn đàn nhằm triển khai việc thực hiện Nghị quyết 55/NQ-TW (ngày 11.2.2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỉ KWh năng lượng tái tạo trong năm 2021

Cường Ngô |

Lãnh đạo Trung tâm điều độ hệ thống điện cho biết, trong năm 2021, sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỉ KWh năng lượng tái tạo, trong đó có hơn 500 triệu KWh do vấn đề thừa nguồn vào các thời điểm trưa, quá tải đường dây 500kw.

Đề nghị bổ sung 17.000MW năng lượng tái tạo vào quy hoạch

Cường Ngô |

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh này có đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu đầy đủ, cập nhật, bổ sung các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió đất liền, điện gió biển) của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII với tổng công suất trên 17.000MW.

Đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững

Minh Thu |

Sáng 22.12, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững”. Diễn đàn nhằm triển khai việc thực hiện Nghị quyết 55/NQ-TW (ngày 11.2.2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến 2045.