Khuất tất trong mua bán gần 1 triệu tấn than cho Nhiệt điện Vũng Áng: PVN lại sai phạm

MINH THÀNH |

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã vi phạm Chỉ thị của Thủ tướng khi “bật đèn xanh” cho Ban QLDA Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) mua hàng trăm ngàn tấn than không đúng quy định. Đây là một phần trong nội dung mà Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận Thanh tra Bộ trước ngày 30.10.

Bật đèn xanh

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 được xây dựng tại Kỳ Anh - Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 22.250 tỉ đồng (tương đương 1,17 tỉ USD), tổng mức đầu tư điều chỉnh tháng 4.2016 là 33.576 tỉ, do Tập đoàn Dầu khí QG VN (PVN) là chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA.

Nhà máy có công suất 2x600MW, khối lượng than tiêu thụ là 2,9 triệu tấn than/năm. Sản phẩm sau đốt khoảng 0,83 triệu tấn tro bay/năm và 0,18 triệu tấn xỉ/năm.

Để có nguồn than cung cấp cho Vũng Áng 1, PVN, PV Power, Ban QLDA đã ký một loạt các hợp đồng cung ứng với các nhà cung cấp như Vinacomin, Cty Hoành Sơn.

Thế nhưng trong quá trình mua bán than, PVN đã bộc lộ một loạt sai phạm. Cuối năm 2012, Bộ Công Thương phê duyệt đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện, theo đó nhiệt điện Vũng Áng 1 thuộc nhóm các nhà máy sử dụng than trong nước (than cám 4b và cám 5). Tuy nhiên, nhiệt điện Vũng Áng đã sử dụng 756.000 tấn than nhập khẩu do Cty Hoành Sơn cung cấp.

Ngày 9.4.2015, PVN lại có văn bản giao Ban QLDA triển khai ký kết, chịu trách nhiệm hợp đồng mua bán than phục vụ nhà máy như đề nghị của BQL dự án, thực chất là cho phép Ban QLDA ký kết hợp đồng với công ty Hoành Sơn. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, ký kết PVN đã không báo cáo Bộ Công Thương theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện kiểm điểm việc nhập khẩu than.

Đến tháng 8.2015, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 21/CT-TTg (ngày 26.8.2015) giao Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do TKV và Tổng Công ty Đông Bắc sản xuất và chỉ đạo EVN, PVN mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này. Chỉ thị được đưa ra trong bối cảnh việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép vẫn diễn ra và tiềm ẩn nguy cơ tái diễn, tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than còn khá phổ biến…

Điều đáng nói, mặc dù Thủ tướng có Chỉ thị nhưng sau đó, từ tháng 11 cho đến hết tháng 12.2015, PVN đã “ngầm” bật đèn xanh cho Ban QLDA ký liên tiếp hai phụ lục hợp đồng cung cấp bổ sung 600.000 tấn than từ Công ty Hoành Sơn phục vụ Vũng Áng 1.

Không những thế, trong văn bản ngày 11.9.2015 mà PVN báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cấp than cho Vũng Áng 1 cũng không hề đề cập tới việc mua bán than với công ty Hoành Sơn. Từ tháng 5.2015 đến 31.1.2017, công ty Hoành Sơn đã cung cấp 790.931,76 tấn than đã quy ẩm, tổng số tiền thanh toán là trên 1.500 tỉ đồng.

Nhiệt điện Vũng Áng. Ảnh: P.V
Nhiệt điện Vũng Áng. Ảnh: P.V

Nhập nhèm

Câu hỏi là: Vì sao đã có chỉ đạo nhưng PVN vẫn đồng ý để Công ty Hoành Sơn cung cấp cho Vũng Áng 1? Lật giở các văn bản chỉ đạo điều hành việc mua bán than của nhiệt điện Vũng Áng có công văn số 7834/DKVN-TMTT ngày 6.11.2015 yêu cầu đại diện của mình là Ban QLDA khẩn trương đàm phán hợp đồng mua bán than năm 2016 với KTV, đồng ý đề xuất của Ban QLDA ký phụ lục hợp đồng mua than của Hoành Sơn. Người ký là ông Nguyễn Quốc Khánh - Tổng Giám đốc PVN.

Ông Khánh chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PVN từ tháng 11.2014. Tháng 7.2015, ông Khánh được giao quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN sau khi nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Nguyễn Xuân Sơn có quyết định thôi giữ chức vụ này và bị khởi tố.

Tại kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra tháng 4.2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung quan trọng, trong đó có những vi phạm, khuyết điểm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quốc Khánh. Tháng 4.2017, ông Khánh rời chức Chủ tịch PVN về công tác tại Bộ Công Thương và đến tháng 8.2017 về nhận công tác tại văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực trực thuộc Bộ Công Thương.

Điều đáng nói là văn bản chỉ đạo của PVN thời ông Khánh cho Hoành Sơn được cấp than cho Vũng Áng 1 thì đại diện PVN là Ban QLDA cũng có nhiều sai phạm như chưa rà soát kỹ nguồn gốc than, không thực hiện chế tài của hợp đồng dẫn đến sản lượng than mua thực tế là 793 ngàn tấn mà tỉ lệ quy ẩm chỉ đạt 88% sản lượng ký kết. Thậm chí, qua báo cáo, than do Hoành Sơn cung cấp có tỉ lệ thấp so với sản lượng ký kết: Từ tháng 5.2015 đến tháng 12.2015 sản lượng mua thực tế là 403.383 tấn chỉ đạt 67,23% sản lượng ký kết.

Việc cố “phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng”, đưa một doanh nghiệp không cung cấp đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc than nội địa, tỉ lệ mua thực tế thấp hơn sản lượng ký kết đặt câu hỏi lớn về trách nhiệm của PVN và Ban QLDA. Liệu có lợi ích nhóm trong việc mua bán gần 1 triệu tấn than trị giá hàng nghìn tỉ đồng ở dự án nhiệt điện Vũng Áng cần Thanh tra Chính phủ vào cuộc, làm rõ.

MINH THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.