Phục hồi kinh tế ngay từ đầu năm: Lạc quan, quyết tâm xoá nhiều điểm nghẽn

Linh Anh |

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 được đánh giá là có nhiều điểm sáng với hàng loạt những quyết sách từ Chính phủ. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này cũng đã xuất hiện những “điểm nghẽn” mới cần sớm giải quyết.

Tăng trưởng nhưng chưa đồng đều

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2.2022 mới được Ngân hàng thế giới công bố cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan. Cụ thể, sản phẩm kim loại, may mặc và giày da đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới cũng đưa ra hai con số. Thứ nhất là ngay trong tháng 1, về thu hút FDI, Việt Nam đã thu hút khoảng 2,1 tỉ USD tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và đặc biệt, bất chấp việc chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng bởi tác động của giá nhiên liệu (đặc biệt là xăng dầu) thì lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra một số ngành còn tăng chậm, trong đó có công nghiệp. Lý do đưa ra là là nguồn nhân lực của ngành này còn ở trong tình trạng thiếu hụt.

Yêu cầu của Chính phủ: Bứt tốc

Thành quả trên có được do có sự nỗ lực từ nhiều phía, đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 đến nay, Việt Nam chấp nhận sống chung với dịch dựa vào độ phủ vaccine nhanh, đã mang lại hiệu quả rất tích cực. Tỉ lệ người mắc COVID-19 nhập viện và tử vong giảm sâu và gần như tạo ra cơ chế miễn dịch cộng đồng. Đây chính là cơ sở để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành liên tiếp Nghị quyết 01, Nghị quyết 11 và Chỉ thị 01 với các chủ trương, nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Mới nhất là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 126/CĐ-TTg ngày gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, rất nhiều mảng, lĩnh vực đã được yêu cầu tập trung thực hiện, hoàn thành dứt điểm một số nhiệm vụ sau để triển khai và phát huy ngay hiệu quả ngay trong quý I/2022.

Về vấn đề nguồn lực, Quốc hội đã thông qua gói chính sách tài khoá tiền tệ được cho là “chưa có tiền lệ” lên tới 350.000 tỉ đồng trong hai năm 2022-2023 tập trung vào các lĩnh vực y tế, phòng chống dịch COVID-19; an sinh xã hội, lao động và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển đổi số…

Theo đánh giá, nếu các gói hỗ trợ được giải ngân đạt khoảng 40% năm 2022 và 50% năm 2023 thì tăng trưởng GDP có thể đạt 6,5 - 7% năm 2022 và 7-7,5% năm 2023.

Như vậy, vẫn còn chữ “nếu”. Tại các văn bản chỉ đạo, Chính phủ yêu cầu nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương năng động, quyết liệt, mạnh dạn tạo khí thế mới từ đầu năm.

Một số quyết sách lớn được ban hành như việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% với một số mặt hàng; quyết định “mở cửa bầu trời” để thu hút khách du lịch hay việc chỉ đạo khẩn trương giải toả những khó khăn của những dự án công trình trọng điểm như cao tốc Bắc- Nam, sân bay Long Thành… được cho là đã tạo ra sinh khí mới, bước đầu đáp ứng được yêu cầu.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Áp lực đầu tiên đó chính là việc dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có thể tiếp tục tác động đến thị trường lao động và quá trình phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.

Áp lực thứ hai là nguy cơ lạm phát tăng cao khi giá xăng tăng tác động mạnh đến ngành vận tải, ngư nghiệp khiến giá cả có xu hướng tăng ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát đã đưa ra.

Thứ ba, nguy cơ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn có khả năng đóng băng, đặc biệt với xuất khẩu tiểu ngạch khi Trung   Quốc vẫn duy trì chiến lược Zero COVID. Mới nhất, Trung Quốc dự kiến sẽ phong toả huyện Hà Khẩu và tiến hành xét nghiệm toàn dân do phát hiện ca COVID-19, đồng thời đề nghị phía Việt Nam phối hợp tạm dừng hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

Áp lực thứ tư liên quan đến lực lượng lao động. Đây là nhân tố đặc biệt trong quá trình phục hồi sản xuất. Việc liên tiếp xảy ra các vụ ngừng việc tập thể ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình… cho thấy vấn đề hiện nay làm phải đảm bảo lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động, tránh những xung đột ảnh hưởng tới quy trình sản xuất. Hơn nữa, việc chăm lo cho người lao động đảm bảo để họ yên tâm trở lại làm việc đang đặt ra nhiều thách thức.

Về lĩnh vực này, công điện mới nhất của Thủ tướng đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ GDĐT đưa ra những chính sách mới về hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ mầm non ngoài công lập để người lao động đảm bảo cuộc sống, yên tâm sản xuất.

Giải quyết được những điểm nghẽn trước mắt, cùng với những chính sách vĩ mô khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ nhanh hơn, bền vững hơn đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Nhiều địa phương xin mở casino; Du lịch Cần Thơ "hồi sinh"

Khương Duy |

Nhiều địa phương xin mở casino: Cần xem xét cẩn thận; Ngành xăng dầu đang được điều hành như kiểu mua tem phiếu bao cấp ngày xưa; Lộ diện các "ông lớn" bị thanh tra về kinh doanh xăng dầu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Luật hoá Nghị quyết 42 để khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế

Nhóm PV |

Tại hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng tổ chức sáng 19.2, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến tính cấp bách của việc luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu, giúp khơi thông nguồn vốn phục vụ cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.

EU ủng hộ Việt Nam tự chủ về năng lượng như đang tự chủ về kinh tế

Thanh Hà |

EU cùng các nước thành viên mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác công tư, giúp Việt Nam triển khai thành công các cam kết tại COP26, ủng hộ Việt Nam tự chủ về năng lượng giống như Việt Nam đang tự chủ về kinh tế.

Kinh tế 24h: Giá vàng và giá xăng được dự báo tăng mạnh

Khương Duy |

Giá vàng sắp chọc thủng ngưỡng mới; Xăng dầu "nóng rẫy", tiếp tục được dự báo tăng giá mạnh; Trên 99% diện tích vụ đông xuân đã lấy đủ nước đổ ải... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Kinh tế 24h: Nhiều địa phương xin mở casino; Du lịch Cần Thơ "hồi sinh"

Khương Duy |

Nhiều địa phương xin mở casino: Cần xem xét cẩn thận; Ngành xăng dầu đang được điều hành như kiểu mua tem phiếu bao cấp ngày xưa; Lộ diện các "ông lớn" bị thanh tra về kinh doanh xăng dầu... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Luật hoá Nghị quyết 42 để khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế

Nhóm PV |

Tại hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng tổ chức sáng 19.2, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến tính cấp bách của việc luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu, giúp khơi thông nguồn vốn phục vụ cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.

EU ủng hộ Việt Nam tự chủ về năng lượng như đang tự chủ về kinh tế

Thanh Hà |

EU cùng các nước thành viên mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác công tư, giúp Việt Nam triển khai thành công các cam kết tại COP26, ủng hộ Việt Nam tự chủ về năng lượng giống như Việt Nam đang tự chủ về kinh tế.

Kinh tế 24h: Giá vàng và giá xăng được dự báo tăng mạnh

Khương Duy |

Giá vàng sắp chọc thủng ngưỡng mới; Xăng dầu "nóng rẫy", tiếp tục được dự báo tăng giá mạnh; Trên 99% diện tích vụ đông xuân đã lấy đủ nước đổ ải... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.