Phối hợp xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý - Khẳng định thương hiệu nông sản Việt

ngũ hiệp |

Một trong những giải pháp bảo đảm phát triển thị trường bền vững cho nông sản là bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trở thành một yêu cầu cấp bách; chỉ dẫn địa lý gắn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, đặc trưng về chất lượng và danh tiếng của sản phẩm.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Phạm Công Tạc đã chia sẻ tại buổi lễ ký kết Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý (CDĐL) giữa Bộ KHCN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và Bộ Công Thương vừa diễn ra gần đây tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ còn có Thứ trưởng Bộ NNPTNN Trần Thanh Nam; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) chi nhánh Hà Nội Fabrice RICHY; đại diện lãnh đạo một số đơn vị của ba Bộ.

Tạo “sân chơi” bền vững cho sản phẩm nông sản

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc cho biết, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trở thành một yêu cầu cấp bách. Một trong những giải pháp bảo đảm phát triển thị trường bền vững cho nông sản là bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với CDĐL. Bởi, CDĐL gắn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, hoạt động sản xuất, đặc trưng về chất lượng và danh tiếng của sản phẩm.

“Ngày nay, CDĐL đã trở thành một nội dung ưu tiên trong các mối quan hệ hợp tác kinh tế. Do đó, việc đưa ra CDĐL là dấu hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng trên thị trường, đơn cử một số sản sản phẩm của Châu Âu có giá bán tăng gấp nhiều lần khi có chỉ dẫn địa lý như đùi lợn muối Ibérico (Tây Ban Nha), thịt hun khói của Đức...” - Thứ trưởng Phạm Công Tạc dẫn chứng.

Đồng tình với quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam khẳng định, việc phối hợp xây dựng và quản lý CDĐL có ý nghĩa quan trọng; là vấn đề cấp thiết đối với ngành nông nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt.

Hiện nay, ngay đối với thị trường trong nước và thế giới đều đặt vấn đề về ”truy xuất nguồn gốc” nên việc đảm bảo yêu cầu chất lượng hàng hóa sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng. Do vậy, thời gian tới, Bộ NNPT NT sẽ chuẩn hóa trên 2.000 sản phẩm nông nghiệp liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Báo cáo tại buổi lễ ký kết, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) Đinh Hữu Phí cho biết thêm, trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hướng tới đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường quốc tế, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trở thành yêu cầu cấp bách được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xác định là giải pháp quan trọng.

Quy chế phối hợp giữa ba Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để các Bộ phối hợp, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ các CDĐL phát huy tối đa hiệu quả, giá trị của sản phẩm được bảo hộ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế. Đặc biệt, sẽ phát huy được ưu thế về năng lực chuyên môn, nguồn lực con người và tài chính của từng Bộ, đồng thời tạo ra sự thống nhất, bổ trợ lẫn nhau trong các hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL. Đây cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương phục vụ công tác xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL.

Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng sản phẩm cam Vinh.
Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng sản phẩm cam Vinh.

Tăng khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm

Theo báo cáo Cục SHTT, tính tới ngày 31.7.2018, Cục đã cấp bảo hộ 62 CDĐL quốc gia và 6 CDĐL nước ngoài. Hiện, đã có 37 tỉnh, thành phố có CDĐL được bảo hộ.

Trong số CDĐL, 47% sản phẩm là trái cây; 23% sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp; 12% thủy sản; 8% gạo; còn lại là các sản phẩm khác. Các sản phẩm không phải là thực phẩm được bảo hộ là nón lá Huế; thuốc lào Tiên Lãng; thuốc lào Vĩnh bảo; cói Nga Sơn và hoa mai vàng Yên Tử.

Hoạt động CDĐL đã tác động tới giá trị của sản phẩm, giá bán của sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ có xu hướng tăng. Trong đó, cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75 - 80%; nước mắm Phú Quốc tăng 30 - 50%; chuối ngự Đại Hoàng tăng 130 - 150%; bưởi Luận Văn (Thanh Hóa) giá tăng 3,5 lần; cam Vinh tăng hơn 50% sau khi đăng CDĐL được đăng bạ và quản lý...

Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các Bộ, ngành, các Sở... rất cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp, đặc biệt là các Hiệp hội nghề nghiệp, bởi lẽ CDĐL khi vươn ra với thị trường thế giới chắc chắc sẽ gặp phải những cạnh tranh, khiếu kiện... các cơ quan quản lý nhà nước khó có thể tham gia một số việc, cho nên rất cần có sự tham gia của các cơ quan truyền thông tới toàn xã hội, người dân, doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là vai trò của các Hiệp hội.

Thống nhất với quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, không chỉ ngành công thương mà các ngành khác nếu làm tốt việc xây dựng và quản lý CDĐL. Điều này không chỉ mang lại giá trị gia tăng cho giá trị hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong nước mà còn xuất khẩu. Đồng thời, để góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, cần tiếp tục có sự tham gia tích cực, chủ động của các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp.

Về công tác văn bản pháp lý liên quan, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, tới nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về đăng ký bảo hộ CDĐL đã tương đối đầy đủ. Thế nhưng, khi thực thi vẫn còn bộc lộ một số khó khăn. Ở cấp độ Trung ương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ có liên quan nhằm xây dựng những định hướng và nội dung thống nhất để lồng ghép các nguồn lực, phân công lĩnh vực hỗ trợ để nâng cao hiệu quả, thống nhất về chính sách và giải pháp hỗ trợ cho xây dựng và quản lý CDĐL.

Trong khi đó, ở địa phương, các cơ quan quản lý chưa phối hợp trong xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL. Đó là từ khâu xây dựng hồ sơ, nộp đơn đăng ký CDĐL đến quá trình xây dựng hệ thống quản lý và triển khai các hoạt động khai thác CDĐL khi được bảo hộ. Do đó, Thứ trưởng tin tưởng sự hợp tác giữa 3 Bộ sẽ tạo ra cơ chế phối hợp thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL.

“Cơ chế phối hợp giữa 3 bộ ở cấp Trung ương là cơ sở để địa phương xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành về CDĐL”, Thứ trưởng chia sẻ thêm.

Sau lễ ký kết Quy chế phối hợp, 3 cơ quan đầu mối của 3 Bộ sẽ chủ động, trao đổi thường xuyên và cùng nhau xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nội dung theo Quy chế. Quy chế phối hợp được đưa ra để bảo đảm sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa Bộ KHCN, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương trong công tác xây dựng và quản lý CDĐL của Việt Nam; góp phần tích cực trong quản lý nhà nước về CDĐL, hiệu quả kinh tế - xã hội của bảo hộ CDĐL, nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm mang CDĐL; nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân, hiệu quả trong hoạt động liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực của liên tỉnh, liên vùng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; góp phần triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tuyên bố chung của Việt Nam với các nước liên quan đến chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, 3 Bộ sẽ triển khai xây dựng và phê duyệt quy chế Hội đồng tư vấn về chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao hiệu quả việc thẩm định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng như hoạt động xây dựng chính sách, thể chế về chỉ dẫn địa lý; xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường, xử lý các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra, hoạt động trao đổi, xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung liên quan sẽ thúc đẩy thị trường, đưa CDĐL trở thành một dấu hiệu người tiêu dùng lựa chọn thông qua các hội chợ, tuần lễ CDĐL... trong thời gian tới.

ngũ hiệp
TIN LIÊN QUAN

Điểm tin kinh tế sáng: Giá USD lần đầu giảm; Giá vàng gây hồi hộp; Bitcoin chấm dứt đà sụt giá

Tu Anh |

USD lần đầu giảm, Yên Nhật tăng; Chấm dứt đà sụt giảm giá Bitcoin; Giá vàng tăng nhẹ, gây hồi hộp... là những tin kinh tế đáng chú ý sáng nay (18.8)

Điểm tin kinh tế tối: Chứng khoán chiều 17.8 giằng co đỏ lửa; Grab ra mắt dịch vụ mới

Tu Anh |

Chứng khoán giằng co đỏ lửa; Công ty đa cấp Vision Việt Nam xin dừng hoạt động; Giá dầu châu Á giảm nhẹ... là những tin kinh tế đáng chú ý tối nay (17.8).

Điểm tin kinh tế sáng: Vàng quay đầu tăng giá; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bán tháo trái phiếu Mỹ

Tu Anh |

Cổ đông Vietjet tiếp tục được nhận cổ tức; Vàng quay đầu tăng giá; Giới đầu tư rút 1,4 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi... là những tin kinh tế đáng chú ý sáng nay (17.8).

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Điểm tin kinh tế sáng: Giá USD lần đầu giảm; Giá vàng gây hồi hộp; Bitcoin chấm dứt đà sụt giá

Tu Anh |

USD lần đầu giảm, Yên Nhật tăng; Chấm dứt đà sụt giảm giá Bitcoin; Giá vàng tăng nhẹ, gây hồi hộp... là những tin kinh tế đáng chú ý sáng nay (18.8)

Điểm tin kinh tế tối: Chứng khoán chiều 17.8 giằng co đỏ lửa; Grab ra mắt dịch vụ mới

Tu Anh |

Chứng khoán giằng co đỏ lửa; Công ty đa cấp Vision Việt Nam xin dừng hoạt động; Giá dầu châu Á giảm nhẹ... là những tin kinh tế đáng chú ý tối nay (17.8).

Điểm tin kinh tế sáng: Vàng quay đầu tăng giá; Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bán tháo trái phiếu Mỹ

Tu Anh |

Cổ đông Vietjet tiếp tục được nhận cổ tức; Vàng quay đầu tăng giá; Giới đầu tư rút 1,4 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi... là những tin kinh tế đáng chú ý sáng nay (17.8).